Khủng hoảng tài chính

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 28 - 29)

Theo IMF, khủng hoảng tài chính được hiểu là “sự gián đoạn tiềm ẩn nghiêm trọng của thị trường tài chính, do thị trường suy yếu khả năng hoạt động hiệu quả, có thể có tác động tiêu cực lớn đến nền kinh tế thực”.

Theo Mishkin (1997), “Khủng hoảng tài chính là sự gián đoạn phi tuyến của thị trường tài chính”.

Theo Caprio (1998), cuộc khủng hoảng tài chính thường xuyên có nguồn gốc hoặc gây ra vỡ nợ trong hệ thống ngân hàng, và có một sự sụp đổ trong giá tài sản, nhất là trong thị trường chứng khoán.

Woo và Sachs (2000) cho rằng “Khủng hoảng tài chính được đặc trưng bởi sự thay đổi một cách đột ngột và đáng kể đang từ dòng vốn ròng chảy vào thành dòng vốn ròng chảy ra từ năm này sang năm kế tiếp”.

Theo Charles P. Kindleberger và Robert Aliber, một số tình huống khác thường được gọi là khủng hoảng tài chính như sự sụp đổ của thị trường cổ phiếu và sự nổ tung của các bong bóng giá tài sản tài chính, khủng hoảng tiền tệ và sự vỡ nợ quốc gia.

Theo Aziz và các cộng sự (2000), “Khủng hoảng tài chính là sự kết hợp của các loại khủng hoảng khác nhau, khủng hoảng tài chính có thể được chia thành ba loại chính: khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng nợ nước ngoài”.

Như vậy, có thể hiểu khủng hoảng tài chính làloại khủng hoảng gắn với mất cân đối về tài chính nghiêm trọng và có thể dẫn đến sụp đổ, với một số dạng khủng hoảng tài chính đặc thù như: Khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng nợ quốc gia, khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng thị trường chứng khoán, khủng hoảng cán cân thanh toán/ cán cân vãng lai/ cán cân vốn, khủng hoảng khả năng/ tính thanh khoản, khủng hoảng ngân sách.

Khủng hoảng tài chính không những có tác động to lớn đến nhịp độ tăng trưởng, khả năng mở rộng xuất khẩu mà còn có tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở mọi nền kinhtế. Tình hình càng đặc biệt nghiêm trọng đối với các nền kinh tế có độ mở thị trường cao, tăng trưởng dựa trên đẩy mạnh xuất khẩu và FDI trở thành một bộ phận quan trọng trongtổng đầu tư xã hội như ở Trung Quốc và Việt Nam. Có thể thấy trong

số các yếu tố tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới hiện nay thì khủng hoảng tài chính được xem là một trong các yếu tố có tác động mạnh mẽđến dòng vốn này. Khi xảy ra khủng hoảng tài chính, các nhà đầu tư thường có xu hướng hoảng loạn và niềm tin vào đầu tư bị giảm sút nghiêm trọng, các tập đoàn xuyên quốc gia co cụm lại để đối phó với tình hình bất ổn tại các công ty mẹ. Do vậy, khủng hoảng tài chính dẫn đếnkhuynh hướng rút vốn từ các dự án đầu tư cũ và khó gia tăng các dự án đầu tư mới. Hơn nữa, với tình hình kinh doanh xấu, mức độ rủi ro cao và thiếu vốn ở những nơi trọng yếu đã buộc các tập đoàn phải điều chỉnh lại địa bàn và định hướng ưu tiên.Tóm lại, xét về mặt lý luận thì khủng hoảng tài chính có tác động tiêu cực đến sự di chuyển các dòng vốn trong đó có FDI trên thế giới.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 28 - 29)