Tiếp tục các biện pháp đối phó với khủng hoảng tài chính

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 85)

- Hiện tượng UR iR không có tính phân phối chuẩn:

5.3.6.Tiếp tục các biện pháp đối phó với khủng hoảng tài chính

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.3.6.Tiếp tục các biện pháp đối phó với khủng hoảng tài chính

Năm 2008, khủng hoảng tài chính Mỹ đã tác động một cách rõ nét và trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam. Trước bối cảnh đó, biện pháp mà nước ta áp dụng để kích thích kinh tế là sử dụng “các gói kích cầu”. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy thoái kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội với những biện pháp chủ yếu như: giảm thuế, giãn thuế và hoàn thuế; hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng; hạ lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc; tăng đầu tư công cho

kết cấu hạ tầng từ nguồn trái phiếu chính phủ và hỗ trợ trực tiếp cho người dân thông qua các chính sách an sinh xã hội.

Trong tương lai để tiếp tục đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính, Việt Nam cần thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh khoản trên thị trường tài chính. Đây là điều kiện cần thiết cho sự bình ổn tài chính. Việc cắt giảm quá mức nguồn tài trợ thanh khoản sẽ làm xói mòn nền móng của hệ thống tài chính. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường mạnh mẽ các chương trình thanh khoản bằng đồng bản tệ và giảm bớt sức ép nguồn tài trợ bằng đồng đô la.

Thứ hai, khi phát hiện thấy các ngân hàng thiếu vốn, các cơ quan có thẩm quyền cần khuyến khích các ngân hàng này thực hiện việc cơ cấu lại và tăng vốn bổ sung từ các nhà đầu tư tư nhân. Khi các ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường, các cơ quan thẩm quyền cần phải cân nhắc khả năng bơm những nguồn vốn của Nhà nước.

Thứ ba, các chính sách kinh tế vĩ mô cần phải đóng một vai trò tích cực trong việc kích cầu tổng thể. Cắt giảm lãi suất là công cụ chính sách truyền thống nhất, đồng thời cũng phải cân nhắc đến kích cầu tài khóa, nhưng không làm cho chính sách tài khóa lâu dài lâm vào tình trạng rủi ro.

Thứ tư, để xóa bỏ sự lo ngại về tình trạng mất ổn định tài chính, các cơ quan thẩm quyền nên thực hiện một số biện pháp như là bơm thêm vốn, nhà nước bảo lãnh cho các khoản nợ của ngân hàng, tách các khoản nợ có rủi ro cao…

Bên cạnh sáu kiến nghị trên, Việt Nam cũng cần phải thay đổi quan điểm trong định hướng chính sách thu hút FDI, trong đó thay vì chỉ chú trọng về sốlượng, quy mô vốn thì nên chuyển thành thu hút có chọn lọc các dự án FDI gắn với công nghệ cao, bảo vệ môi trường, tạo được hiệu ứng lan tỏa lớn, qua đó không những tăng về số lượng mà còn cải thiện cả về chất lượng của FDI trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 85)