CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 61 - 64)

LUẬN

Ở chương này, tôi khảo sát thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam, mô tảphương pháp nghiên cứu với mô hình thực nghiệm và các yêu cầu cơ bản trong kiểm định; tiếp theo là kết quả kiểm định và sau đó là thảo luận kết quả nghiên cứu. Mục đích của nghiên cứu thực nghiệm là tìm kiếm thêm bằng chứng giải thích nhằm đưa ra một mô hình phù hợp về các yếu tốtác động đến thu hút vốn FDI vào Việt Nam, để từđó đưa ra nhận xét về chiều hướng tác động của các yếu tố này.

4.1. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TẠIVIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 có hiệu lực, Việt Nam đã đạt được kết quả khá khả quan trong thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, dòng vốn FDI hàng năm vào Việt Nam diễn biến thất thường, không ổn định. Cụ thể, thể hiện ở đồ thị 4.1 sau:

Đồ thị 4.1: Dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988 – 2013

Nguồn: Tổng cục thống kê

Qua đồ thị 4.1, ta nhận thấy dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam qua các năm tuy có chiều hướng ngày càng tăng nhưng là tăng không ổn định, cứnăm này tăng thì năm sau giảm, sau đó lại tăng nhiều hơn. Đặc biệt do khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từnước Mỹnăm 2008, mà nó có ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới và làm ảnh hưởng mạnh đến Việt Nam, mà cụ thể chúng ta thấy trên đồ thị đó là vào năm 2008 vốn FDI đăng ký rất lớn nhưng vốn FDI thực hiện lại nhỏ hơn nhiều so với vốn đăng

ký; năm 2009 cả vốn FDI đăng ký và thực hiện đều sụt giảm. Sau đó thì dòng vốn FDI từ từ hồi phục nhờ sựổn định kinh tế của Việt Nam.

Đồ thị 4.1 trên cũng cho thấy:

Từ năm 1988 đến 1996: vốn FDI đổ vào Việt Nam liên tục tăng với tốc độ nhanh cả về số dự án, số vốn đăng ký và vốn thực hiện. Đạt được kết quả này là do kỳ vọng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với một nền kinh tế mới mở cửa, có quy mô dân số khá lớn trên 70 triệu người và thịtrường tiêu thụđầy tiềm năng.

Từ năm 1997 đến 1999: Ở giai đoạn này, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam giảm sút mạnh. Vốn FDI đăng ký giảm trung bình 27%/năm, trong khi vốn thực hiện giảm với tốc độ chậm hơn, trung bình khoảng 13%/năm. Sự sụt giảm này chủ yếu là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á.

Từ năm 2000 đến 2003: Vốn thực hiện có xu hướng tăng, nhưng với tốc độ chậm, trong khi vốn đăng ký và số dự án biến động thất thường. Năm 2002 được ghi nhận là năm có số vốn đăng ký thấp nhất, nhưng số dự án cao nhất hay quy mô vốn/dự án là thấp nhất.

Từ năm 2004 đến 2008: Vốn FDI đăng ký, thực hiện và số dự án đều tăng qua các năm. Đỉnh điểm là năm 2008 vốn đăng ký đạt hơn 71 tỷ USD, vốn FDI thực hiện là 11,5 tỷ USD.

Từ năm 2009 đến nay: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ nên những năm sau khủng hoảng tình hình thu hút FDI có chiều hướng giảm xuống. Cụ thể, năm 2009, vốn FDI đăng ký giảm 67,8%; FDI thực hiện giảm 13% so với năm 2008. Bắt đầu từ năm 2012 vốn FDI có xu hướng tăng trở lại, đến năm 2013, FDI đăng ký đạt 22,4 tỷ USD, vốn thực hiệnđạt 11,5 tỷ USD.

4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KIỂM ĐỊNH 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu

4.2.1.1. Kiểm định tính dừng đối với dữ liệu chuỗi thời gian

Một chuỗi thời gian được gọi là dừng nếu nó có trung bình không đổi, phương sai không đổi, mức độ tương quan với quá khứ là không đổi khikhoảng cách cố định.

Như vậy khái niệm dừng của một chuỗi thời gian gồm hai nội dung là dừng theo trung bình và dừng theo phương sai. Do các biến sử dụng trong mô hình ở dạng chuỗi thời gian nên việc kiểm tra tính dừng là rất quan trọng. Việc hồi quy các biến chuỗi thời gian không dừng sẽ gây ra các kết quảước lượng sai, có thểphóng đại hay không phản ánh đúng mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc; do đó kết quả hồi quy là giả mạo và không có ý nghĩa thống kê trong thực tiễn. Khi gặp một chuỗi không dừng cần loại bỏ tính không dừng trước khi tiến hành các phân tích kế tiếp. Có thể dễ dàng làm dừng một chuỗi bằng phương pháp sai phân. Có thể định nghĩa sai phân bậc một qua công thức sau:

Y’Rt R= YRtR – YRt-1

Trong đó:

YRtR và YRt-1 Rlà giá trị của chuỗi tại thời điểm t và t-1. Y’RtR là sai phân bậc 1 tại thời điểm t.

Chuỗi sai phân Y’RtR sẽ dừng nếu xu hướng của chuỗi gốc là tuyến tính và nó chỉ còn n-1 quan sát. Nếu sau khi lấy sai phân bậc một mà các kiểm tra vẫn cho thấy dữ liệu chưa dừng thì phải lấy tiếp sai phân bậc hai. Chuỗi sai phân bậc hai có n-2 quan sát.

Để kiểm định tính dừng của các biến chuỗi thời gian, ta có các cách như: kiểm định tính dừng dựa trên lược đồtương quan, kiểm định Augmented Duckey – Fuller. Bài luận văn này sử dụng kiểm định Augmented Duckey – Fuller hay còn gọi là kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test). Nghĩa là: Để kiểm tra tính dừng của chuỗi YRtR, ta kiểm định cặp giả thiết sau:

HR0R: ρ = 0 (chuỗi là không dừnghoặc có nghiệmđơn vị) HR1R: ρ ≠ 0(chuỗi là dừnghoặc không có nghiệm đơn vị) Ta ước lượng mô hình YRtR= ρ YRt–1R + uRtR

Ở đây uRt Rlà số hạng chỉ sai số ngẫu nhiên xuất phát từ các giả định cổ điển rằng nó có giá trị trung bình bằng 0, phương sai là hằng số và không có tự tương quan. Số hạng sai số này còn được biết tới dưới cái tên nhiễu trắng.

Ta có: ADF Test Statistic = ρˆ/Se(ρˆ)

Nếu như: ADFTestStatistic=ρˆ/Se(ρˆ) > CriticalValueα thì bác bỏ HR0R, chuỗi là dừng.

4.2.1.2. Kiểm định các khuyết tật của mô hình - Hiện tượng đa cộng tuyến: - Hiện tượng đa cộng tuyến:

Sử dụng quy tắc đo đa cộng tuyến: Hồi quy phụcủa biến XR2R theo XR3R: XR2R= αR1R+ αR2RXR3R + v

Giả thiếtkiểm định:

HRoR: αR2R = 0: Không có đa cộng tuyến HR1R: αR2R≠ 0: Có tồn tại đa cộng tuyến Miền bác bỏ giả thiết HRoR: RRpRP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2

P

> RRgRP

2

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 61 - 64)