THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 71)

- Hiện tượng UR iR không có tính phân phối chuẩn:

4.3.THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mô hình trên đây được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) có chú ý đến tính dừng của chuỗi số liệu theo thời gian. Từ kết quả ước lượng trình bày ở bảng 4.5cho thấy tất cả các yếu tố đưa vào trong mô hình đều có tác động tới FDI với độ tin cậy 90% (vì tất cả các biến độc lập đều có Probability < 10%). Kết quả hồi quy thu được RP

2

P

= 0,959232 cho thấy mức độ giải thích của mô hình là khá cao, các biến độc lập đã giải thích được 95,9232% sự biến động của FDI trong thời kỳ nghiên cứu. Đây là mô hình giải thích tốt nhất đối với các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tác động tích cực đến thu hút vốn FDI của Việt Nam với ý nghĩa thống kê 10%, cụ thể khi cố định các yếu tố khác nếu gia tăng LnGDPG 1 đơn vịthì LnFDI cũng sẽ tăng 0,898360 đơn vị. Kết quả này phù hợp với giả thiết ban đầu, phù hợp với các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Dunning (1977), Lim (1983)… và cũng phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay.

Lạm phát tác động tiêu cực đến thu hút vốn FDI tại Việt Nam với ý nghĩa thống kê 10%, cụ thể khi cố định các yếu tố khác nếu gia tăng biến LnLP 1 đơn vị thì biến LnFDI sẽ giảm 0,287707 đơn vị. Kết quả này phù hợp với giả thiết ban đầu, phù hợp với các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Dunning (1981), Buckley và Casson (2007), Hook (2003), Trevino và Mixon (2004)...

Xuất khẩu có tác động tích cực đến thu hút vốn FDI vào Việt Nam với ý nghĩa thống kê 10%, cụ thểkhi cố định các yếu tố khác nếu sai phân bậc nhất của logarit của XK tăng 1 đơn vị thì LnFDI sẽ tăng 1,403889 đơn vị. Kết quả này phù hợp với giả thiếtban đầu, phù hợp với các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Ohlin (1933), Hymer (1960)... và cũng phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay.

Sự phát triển cơ sở hạ tầng (đo bằng mức tiêu thụ điện bình quân đầu người trên năm) có tác động tích cực đến thu hút vốn FDI vào Việt Nam với ý nghĩa thống kê 10%, cụ thể khi cố định các yếu tố khác nếu gia tăng biến CSHT (được đo lường bằng mức tiêu thụ điện bình quân đầu người trên năm) 1 đơn vị thì biến LnFDI sẽ tăng 0,001909 đơn vị. Điều này chứng minh được rằng nếu cơ sở hạ tầng tại Việt Nam được cải thiện và tốt hơn sẽ có lợi thế cạnh tranh so với các nước khác trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cơ sở hạ tầng tốt và phát triển cũng làm tăng năng suất lao động của đầu tư và vì vậy sẽ hấp dẫn FDI chảy vào nhiều hơn. Kết quả này phù hợp với giả thiết ban đầu, phù hợp với các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Root and Ahmed (1979), Erdal Demirhan và Mahmut Masca (2008), Bouphavanh Keomixaya and Chittipa Ngamkroeckjoti (2011)… và cũng phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay. Điều này cho thấy dòng vốn FDI vào Việt Namchủ yếu với mục đích là tìm kiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động tích cực đến thu hút vốn FDI vào Việt Nam với ý nghĩa thống kê 10%, cụ thể khi cố định các yếu tố khác thì những năm Việt Nam gia nhập WTO sẽ có logarit của FDI thực hiện lớn hơn logarit của FDI thực hiện vào những năm Việt Nam chưa gia nhập WTO một lượng là 0,576059. Kết quả này phù hợp với giả thiết ban đầu, phù hợp với các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Erdal Demirhan và Mahmut Masca (2008), Jodaan (2004)… và cũng phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam khi gia nhập WTO.Cụ thể là từ năm 2007 khi Việt Nam gia nhập WTO thì tình hình thu hút vốn FDI vào Việt Nam rất khả quan; kể từ đó các nhà đầu tư nước ngoài đã đóng vai trò là những nhà đầu tư lớn mang lại nguồn thu cho Việt Nam giúp Việt Nam đẩy mạnh chính sách công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước một cách nhanh chóng.

Yếu tố khủng hoảng tài chính tác động cùng chiều lên thu hút vốn FDI vào Việt Nam với ý nghĩa thống kê 10%, cụ thể nếu cố định các yếu tố khác, vào những năm có khủng hoảng tài chính thì logarit của FDI thực hiện có giá trị lớn hơn logarit của FDI thực hiện vào những năm không có khủng hoảngtài chính một lượng là 0,590765. Kết quả này không phù hợp với giả thiết ban đầu, không phù hợp với nghiên cứu của Lý Hoàng Phú (2013). Ta có thể lý giải về sự không phù hợp này như sau: Tuy chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 – 1999 và cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 – 2009 nhưng vốn FDI chưa giảm ngay lập tức mà có xu hướng giảm vào những năm sau đó. Thứ nhất, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính có một độ trễ nhất định, khi xảy ra khủng hoảng tài chính, những nhà đầu tư chưa cắt giảm liền lượng vốn đầu tư vào Việt Nam, họ còn cần thời gian để xem xét lại kế hoạch đầu tư, phân tích thị trường…; hơn nữa, nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn ra khỏi nước sở tại như đầu tư gián tiếp vì vốn đầu tư nằm trực tiếp trong nhà xưởng, thiết bị trên đất nước tiếp nhận đầu tư, phải chuyển đổi bằng cách bán lại hoặc thanh lý nhà máy mới thu hồi vốn và chuyển về nước được. Kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 cho thấy, những nước chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng thường là nước tiếp nhận nhiều vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, ngược lại những nước thu hút nhiều FDI thường chịu tác động của cuộc khủng hoảng ít hơn. Kinh nghiệm của một số nước lâm vào khủng hoảng tài chính – tiền tệ như Meehico (1984) và Arghentina (2001) cũng đã nhận định tương tự. Thứ hai, trong giai đoạn khủng hoảng, vẫn có những yếu tố khác làm tăng sức thu hút vốn FDI vào Việt Nam như Việt Nam mở cửa để đón nhận dòng vốn từ nước ngoài.

Bảng 4.8 dưới đây so sánh kết quả nghiên cứu của luận văn với các nghiên cứu trước đó.

Bảng 4.8: Ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến FDI vào Việt Nam so sánh với các nghiên cứu trước

Yếu tố tác động đến

FDI

Hướng

tác động Tác giả nghiên cứu

Tốc độ tăng trưởng

kinh tế +

Mayer và Nguyen (2005), Nguyen và Nguyen (2007), Erdal Demirhan và Mahmut Masca

(2008), Dunning (1977), Lim (1983), Tim Buthe và Helen V. Milner (2008), Ong Ker Xin, P’ng Geok Thye, Poon Dao Chun, Tan Lay Yoke và Yong Kah chun (2012), Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010)

+ Luận văn

Lạm phát –

Dunning (1981), Berhanu (1999), Hook (2003), Trevino và Mixon (2004), Buckey và Casson (2007), Wong Hock Tsen (2005), Lê Thanh Tùng (2014)

– Luận văn

Xuất khẩu + Ohlin (1933), Hymer (1960) + Luận văn

Cơ sở hạ tầng +

Berhanu (1999), Root và Ahmed (1979), Erdal Demirhan và Mahmut Masca (2008), Bouphavanh Keomixaya và Chittipa Ngamkroeckjoti (2011), Wong Hock Tsen (2005), Nguyễn Mạnh Toàn (2010)

+ Luận văn

Khủng hoảng tài chính – Lý Hoàng Phú (2013) + Luận văn

Hội nhập kinh tế quốc

tế + (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Erdal Demirhan và Mahmut Masca (2008), Jordaan (2004), Fayyaz Hussain và Constance Kabibi Kimuli (2012), Chuie Hong – Tan (2005), Ong Ker Xin, P’ng Geok Thye, Poon Dao Chun, Tan Lay Yoke và Yong Kah chun (2012)

+ Luận văn

Tóm lại, chương này đã tiến hành phân tích thực nghiệm để kiểm định các giả thiết về tác động của các yếutố tốc độ tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, lạm phát, cơ sở hạ tầng, khủng hoảng tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế đến việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam.Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thu được có thể kết luận rằng để thu hút vốn FDI trong thời gian tới chúng ta cần phải có những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế; các chính sách liên quan đến xuất khẩu, lạm phát, hội nhập kinh tế quốc tế và chính sách đối phó với khủng hoảng tài chính… vì kết quả hồi quy trong mô hình cho thấy các yếutố này đều có tác động tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, đây cũng là nội dung sẽ được trình bày rõ hơn ở chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 71)