Một số đặc điểm liên quan đến dòng vốn FDI trên thế giới hiện nay

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 76 - 78)

- Hiện tượng UR iR không có tính phân phối chuẩn:

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2.1. Một số đặc điểm liên quan đến dòng vốn FDI trên thế giới hiện nay

15T

Thứ nhất, dòng vốn FDI trên thế giới ngày một gia tăng và chịu sự chi phối chủ yếu của các nước công nghiệp phát triển.

Dòng đầu tư lẫn nhau giữa các nước phát triển là xu hướng vận động chỉ đạo của đầu tư quốc tế và là nhân tố chính thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá. Chỉ tính riêng 10

quốcgia thu hút vốn FDI lớn nhất đã chiếm tới 2/3 vốn FDI. Trong khi 100 nước nhận đầu tư ít nhất chỉ chiếm có 1% vốn FDI của thế giới.

15T

Thứ hai, đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức hợp nhất hay mua lại các chi nhánh công ty ở nước ngoài15T đã bùng nổ trong những năm gần đây, trở thành chiến lược hợp tác phát triển chính của các công ty xuyên quốc gia.

15T

Thứ ba, có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư trên thế giới.

Mục tiêu chủ yếu của các chủ đầu tư là lợi nhuận. Do đó, động cơ truyền thống của FDI nhữngnăm đầu thập kỷ 60 là chạy theo lao động rẻ để thu lợi nhuận và những ngành sản xuất truyền thống thu hút nhiều lao động.Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật chất vẫn là lĩnh vựcchủ yếu, chiếm tới 70% tổng vốn FDI.

15T

Thứ tư, các nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản chi phối dòng vận động chính của vốn FDI trên thế giới.

Trong nửa đầu thập kỷ 80, Mỹ và Anh là hai quốc gia đứng đầu thế giới trong xuất khẩu vốnFDI. Từ năm 1986 đến đầu những năm 90, Nhật Bản là nước đứng đầu trong xuất khẩu vốn FDI, năm 1991 đạt một con số khá cao45 tỷ USD. Từ năm 1992 đến nay, Mỹ gia tăng nhanh trong việc xuất khẩu FDI ra nước ngoài và trở thành nước đứng đầu thế giới trong xuất khẩu và nhập khẩu vốn FDI.

15T

Thứ năm, các tập đoàn xuyên quốc gia đóng vai trò rất quan trọng trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đang đẩy mạnh quá trình đầu tư ra nước ngoài.

Hiện nay, các tập đoàn xuyên quốc gia đang chi phối, kiểm soát phần lớn sản xuất, kinh doanh trên thế giới. Khinghiên cứu 100 tập đoàn xuyên quốc gia lớn nhất trên thế giới có thể thấy các tập đoàn xuyên quốc gia này chiếm tới một phần ba toàn bộ nguồn vốn FDI của thế giới và tổng tài sản ở nước ngoài của chúng lên tới 1.400 tỷ USD; sử dụng tới 72 triệu lao động, trong đó lao động ở nước ngoài là 12 triệu, chiếm tới 16%.

15T

Thứ sáu, dòng vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là các nước đang phát triển ở châu Á.

Nguồn vốn FDI vào các nước đang phát triển gia tăng cả về quy mô lẫn tốc độ dẫn đến tỷ trọng thu hút vốn FDI của các nước này tăng nhanh. Từ năm 1990 trở lại đây, các nước đang phát triển thu hút tới một phần ba tổng số vốn FDI của thế giới, riêng năm 1994 chiếm tới 37%.Tuy nhiên, vốn FDI phân bố không đồng đều giữa các nước đang phát triển, chủ yếu tập trung vào một số nước vàkhu vực. Từ thập kỷ 80 đến nay, chỉ tính riêng 10 nước thuộc các nền kinh tế đang phát triển đã thu hút từ 60% đến 80% tổng nguồn vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)