Hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 29 - 30)

Hội nhập kinh tế được Béla Balassa đề xuất từthập niên 1960. Hội nhập kinh tế là việc gắn kết giữa các nền kinh tế lại với nhau. Nói rõ hơn đâylà quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: thứ nhất,gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; thứ hai, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu.

Hội nhập kinh tế thường được cho là có sáu cấp độ: khu vực/ hiệp định thương mại ưu đãi, khu vực/ hiệp định thương mại tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, liên minh kinh tế tiền tệ và hội nhập toàn diện. Tuy nhiên trong thực tế, các cấp độ hội nhập có thể nhiều hơn và đa dạng hơn.

Hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nói chung và thu hút FDI nói riêng. Một trong các biểu hiện của việc hội nhập kinh tế quốc tế là tự do hóa thương mại và đầu tư được thể hiện trong các cam kết của các quốc gia khi gia nhập vào các tổ chức quốc tế. Do đó, nó được đo lường bằng việc tham gia vào các tổ chức quốc tế này như sự gia nhập WTO. Có một số quan điểm lý giải rằng: hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị trường, thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài. Vì việc trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là WTO không những giúp cho các quốc gia mở rộng thị trường mà còn có thể tìm thấy nhiều đối tác quốc tế, từ đó giúp tăng cường thu hút FDI. Như vậy, mối quan hệ giữa hội

nhập kinh tế quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài là một mối quan hệ tỷ lệ thuận: càng tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các quốc gia sẽ càng có nhiều cơ hội tìm thấy các đối tác đầu tư và thu hút càng nhiều vốn FDI hơn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 29 - 30)