Mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế và FD

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 55)

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3.2.6. Mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế và FD

Hội nhập kinh tế quốc tếđóng một vai trò rất quan trọng đối với nguồn vốn FDI trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong những năm gần đây, vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng tăng lên là phù hợp với xu thế phát triển của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới. Nhìn chung, FDI trên thế giới nói chung và FDI vào Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà đặc biệt là việc tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Ngày 7/11/2006, WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào tổ chức này. Sau một năm trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn về kinh tế xã hội, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và nhiều cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Năm 2007, số lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là 1.544 dự án, tăng gần gấp đôi so với năm 2006. Tổng vốn FDI thực hiện là 8.030 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với năm 2006. Những năm sau khi gia nhập WTO, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàivào nước ta tiếp tục tăng và năm 2013, vốn FDI thực hiện là 11.500 triệu USD. Có thể khẳng định rằng, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đã có tác động lớn làm cho dòng vốn FDI tăng cao trong năm 2007 và tiếp tục tăng trưởng vào những năm sau đó. Bên cạnh sự tăng lên mạnh mẽ về số lượng dự án đầu tư nước ngoài cũng như về vốn đăng ký mới, các dự án đầu tư mới cũnghướng dần đến những ngành, lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, gia tăng xuất khẩu, tạo việc làm, các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng.

Nghiên cứu về tác động của BTA và WTO đối với việc thu hút FDI của Việt Nam, hai đồng tác giả Nguyễn Như Bình và Jonathan Haughton đã đi đến kết luận rằng: “Trước mắt, BTA sẽ tăng giá trị FDI vào Việt Nam lên khoảng 30%... Tuy nhiên, tác động của BTA sẽ không đủ để duy trì dòng FDI trong thời gian dài hạn. Vì vậy, Việt Nam cần gia nhập WTO, và theo đó phải thực hiện các cải cách như là điều kiện tiên quyết để trở thành thành viên WTO”. Thể hiện ở đồ thị sau:

Đồ thị 3.5: Tác động của việc gia nhập WTO đối với FDI

Nguồn: Nguyễn Như Bình, Jonathan Haughton. Trade Liberalization and Foreign Direct Investment in Vietnam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)