MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.5. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Để phân tích các yếutố tác động đến thu hút vốn FDI, luận văn chủ yếu dựa vào mô hình OLI của Dunning (1977) đã được trình bày trong phần các nghiên cứu trước đây, cũng như kết hợp với việc xem xét điều kiện thực tế tại Việt Nam. Trong mô hình đề xuất, luận văn sẽ làm rõ mức độ ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, xuất khẩu, cơ sở hạ tầng, khủng hoảng tài chính, hội nhập kinh tế quốc tếđến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Thực tế, về mặt lý luận, có nhiều

yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư, nhưng do khó khăn trong việc thu thập số liệu hoặc lượng hóa biến số liên quan tới yếu tốđó nên luận vănkhông đề cập tới trong mô hình nghiên cứu. Ví dụ biến số về vị trí địa lý tựnhiên hay độ giàu có về các loại khoáng sản... Từ sáu giả thiết trên một mô hình nghiên cứu được đề nghị thể hiện rõ ở sơ đồ 3.2. sau:

Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu

Luận văn đã đưa ra phương trình hồi quy có dạng sau: FDI = f (GDPR, XK, LP, CSHT, KH, TMTG)

Trong đó, biến được giải thích là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn FDI thực hiện) (Ký hiệu: FDI); các biến giải thích gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế (Ký hiệu: GDPR), xuất khẩu (Ký hiệu: XK), lạm phát (Ký hiệu: LP), cơ sở hạ tầng (Ký hiệu: CSHT) được đo lường bằng mức tiêu thụ điện bình quân đầu người trên năm, khủng hoảng tài chính (Ký hiệu: KH), hội nhập kinh tế quốc tế (Ký hiệu: TMTG) được đo lường bằng sự kiện Việt Nam gia nhập WTO.

Các biến độc lập: tốc độ tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, lạm phát, cơ sở hạ tầng, khủng hoảng tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế được đưa vào mô hình dựa trên các lý thuyết kinh tế cổ điển và hiện đại cũng như các mô hình nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới về mối quan hệ giữa các biến độc lập này với FDI. Cụ thể: biến tốc độ tăng trưởng kinh tế, biến lạm phát, biến xuất khẩu, biến cơ sở hạ tầng được đưa vào mô hình dựa trên nghiên cứu của Erdal Demirhan và Mahmut Masca về các yếu tố

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Xuất khẩu

Lạm phát Cơ sở hạ tầng

Khủng hoảng tài chính

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

quyết định đến 37Tdòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển, được đăng trên Prague Economic Papers, số 4, năm 2008. 37TBiến cơ sở hạ tầng được đo lường bằng mức tiêu thụ điện bình quân đầu người trên năm dựa vào bài nghiên cứu của R.anitha về “Foreign Direct Investment and Economic Growth in India”, được đăng trên International Journal of Marketing, Financial Services & Management Research Vol.1 Issue 8, August 2012.

Biến khủng hoảng tài chính (KH) được đưa vào mô hình vì: Luận văn muốn khảo sát sự chênh lệch giữa dòng vốn FDI vào Việt Nam những năm có khủng hoảng tài chính và những năm không có khủng hoảng tài chính. Chẳng hạn: những tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á tới Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản và một số quốc gia Châu Á khác (Những quốc gia chủ chốt mang lại FDI cho Việt Nam) tác động như thế nào đến vốn FDI vào Việt Nam. Đây là biến giả, nhận giá trị bằng 1 với quan sát trong giai đoạn 1997 – 1999 và 2008 – 2009; bằng 0 với quan sát vào những năm khác.

Biến hội nhập kinh tế quốc tế (TMTG) được đưa vào mô hình vì thứ nhất, có nhiều công trình thực nghiệm đã phát hiện hội nhập kinh tế quốc tế có mối quan hệ mật thiết đến dòng vốn FDI. Thứ hai, Việt Nam gia nhập WTO từnăm 2007. Đây là biến giả, nhận giá trị bằng 1 với quansát trong giai đoạn 2007 – 2013; bằng 0 với quan sát vào những năm khác.

Tóm lại, chương bốn đã trình bày quy trình nghiên cứu cũng như cách thức thu thập dữ liệu. Đồng thời, chương bốn đã xây dựng mô hình thống kê của các biến độc lập (tốc độ tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, lạm phát, cơ sở hạ tầng, hội nhập kinh tế quốc tế, khủng hoảng tài chính) với biến phụ thuộc (FDI) và nêu ra các giả thiết cần phải kiểm định ởchương tiếp theo.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)