Triển vọng và thách thức đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam 1 Triển vọng đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 78 - 79)

- Hiện tượng UR iR không có tính phân phối chuẩn:

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2.2. Triển vọng và thách thức đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam 1 Triển vọng đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam

5.2.2.1. Triển vọng đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam

Thứ nhất, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở tầm vĩ mô ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Cụ thể: ưu đãi về chính sách thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp được điều chỉnh từ 32% (1997) cho đến 25% (2009) và gần đây nhất là 22% (có hiệu lực từ ngày 1/1/2014). Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cũng quy định về mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hay từ dự án đầu tư vào sản xuất sản phẩm phần mềm, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa. Bên cạnh đó là sự ra đời của những hiệp định ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu trong phạm vi các nước ASEAN và WTO. Về chính sách tín dụng: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra những chính sách hỗ trợ về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND ở mức 9% đối với nhu cầu vốn trong năm lĩnh vực sau: phục vụ nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ưu đãi về đất đai:Nghị định 121/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 142/2005/NĐ-CP, Chính phủ đã thông qua việc miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước và tiền sử dụng đất; đối tượng miễn nộp tiền thuê đất trong các trường hợp sau: dự án sử dụng đất xây dựng nhà chung cư cho công nhân các khu công nghiệp,dự án sử dụng đất xây dựng ký túc xá sinh viên bằng tiền từ ngân sách nhà nước, dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư tại địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Thứ hai, môi trường chính trị, xã hội cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được đánh giá là ổnđịnh và lành mạnh. Đối với tình hình chính trị, Việt Nam có thuận lợi là

các cơ quan quản lý nhà nước ổn địnhtrong thời gian dài, các chính sách luôn được cải tiến nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ đầu tư nước ngoài. Trong Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (2005), Nhà nước Việt Namđã khẳng định: “bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư”.

Thứ ba, tình hình quốc tế và khu vực có những chuyển biến tích cực có lợi cho việc phát triển quan hệkinh tế đối ngoại của Việt Nam nói chung và quan hệ đầu tư trực tiếp với nước ngoài nói riêng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)