Nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 80 - 82)

- Hiện tượng UR iR không có tính phân phối chuẩn:

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.3.1. Nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế

Kết quả nghiên cứu cho thấy đểđẩy mạnh thu hút FDI trong thời gian tới thì Việt Nam cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn nữa để tăng độ hấp dẫn của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế vào thời điểm hiện nay đang gặp không ít khó khăn và thách thức như trình độ nguồn nhân lực của nước ta hiện nay còn yếu kém… Sau đây là một số kiến nghị nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới:

Một là, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh sản xuất, phát triển dịch vụ; khẩn trương xây dựng đề án và thực hiện một bước tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Tiếp tục rà soát các quy định có liên quan đến tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh, nhất là các thủ tục gia nhập và rút khỏi thị trường, thủ tục hải quan, kê khai và nộp thuế, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Hoàn thiện cơ chế quản lý và cải tiến thủ tục đầu tư, phân cấp mạnh về quyền hạn và trách nhiệm cho người quyết định đầu tư và chủ đầu tư. Đẩy nhanh tiến độ triển khai, thi công các công trình, ưu tiên cho các công trình điện, hạ tầng giao thông, đô thị, trước hết là ở những vùng có dung lượng hàng hóa lớn, bảo đảm tính đồng bộ và khả năng kết nối các phương thức vận tải, giải tỏa nhanh các điểm nghẽn, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, viễn thông, vận tải, du lịch, dịch vụ tư vấn. Tăng cường quản lý thị trường bất động sản, bảo đảm phát triển lành mạnh, bền vững. Mở rộng thị trường nội địa, coi trọng thị trường nông thôn. Đa dạng hoá các kênh phân phối, phát triển các mô hình kinh doanh hiện đại kết hợp với các mô hình truyền thống. Tạo lập mối liên kết giữa nhà sản xuất với tổ chức phân phối để hình thành những kênh lưu thông hàng hoá ổn định, góp phần quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng, nâng cao uy tín của hàng Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước.

Đồng thời, cần ban hành các chính sách mới hướng vào việc tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và xây dựng. Chuyển dần từ công nghiệp gia công lắp ráp có giá trị gia tăng thấp sang công nghiệp chế tạo,phát triển công nghiệp tạo mẫu trong các ngành có lợi thế để có thể tham gia vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao, có lợi nhuận lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển nhanh công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, từng bước hình thành các cụm nhóm sản phẩm. Tăng nhanh năng lực chế tạo thiết bị và thiết bị đồng bộ phục vụ cho các ngành xi măng, phân bón, điện, đóng tàu và các thiết bị nổi, cơ khí phục vụ nông nghiệp... Điều chỉnh lại cơ cấu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực chế biến, chế tạo, các lĩnh vực công nghệ cao, tạo ra năng lực xuất khẩu mới. Hiện đại hóa ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khuvực, nâng cao năng lực công nghiệp xây lắp, hình thành các đơn vị xây lắp mạnh đáp ứng nhu cầu trong nước và đấu thầu quốc tế.

Hai là, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và tiếp tục khai thác tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế. Trong những năm tới, cần xác định đầy đủ thách thức và lợi thế khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) để từ đó tập trung đầu tư phát triển mạnh những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh với thuế suất giảm.

Ba là, hoàn thiện hệ thống ngân hàng theo hướng hoạt động lành mạnh, hiệu quả; tăng cường tính minh bạch, góp phần giải quyết nợ xấu và tăng khả năng thanh khoản. Hoàn thành cơ bản việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, khơi thông dòng vốn tín dụng cho doanh nghiệp.Từ đó tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh.

Bốn là, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Theo đó, các cơ quan quản lý cần kiểm tra và rà soát kỹ các quy định, văn bản trước khi ban hành để tránh có lỗ hổng làm thất thu, lọt thuế. Bên cạnh đó, phải tăng cường kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá gây thất thu cho ngân sách nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế.

Năm là, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước. Tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo hướng công khai, minh bạch tỷ lệ cổ phần hóa. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu suất, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của khu vực này.

Sáu là, tạo dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp ngoài Nhà nước phát triển theo hướng hiện đại, mở rộng quy mô thâm nhập thị trường thế giới.

Bảy là, đẩy mạnh việc phát triển và nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội và nó cũng quyết định đến quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm nhanh chóng hòa nhập nền kinh tế nước ta với khu vực và quốc tế. Chính vì thế, cần gắn liền công tác đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp với công tác nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, xem đó như là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong tổng thể chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, và cần xem đây là khâu đột phá quan trọng để gia tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tại thị trường nội địa cũng như trên thị trường thế giới trong bối cạnh cạnh tranh quốc tế gay gắt như hiện nay.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)