Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 33 - 34)

Những năm gần đây, nhờ có FDI mà nền kinh tế Thái Lan phát triển so với khu vực Đông Á. Để đạt được điều này, chính sách thu hút FDI của Thái Lan rất năng động, liên tục được điều chỉnh để thích nghi với từng thời kỳ phát triển đất nước. Giai đoạn 1959 – 1971, Thái Lan đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế thay thế hàng nhập khẩu. Thái Lan đã có chủ trương giảm dần đầu tư từ Chính phủ, khuyến khích đầu tư tư nhân. Theo đó, năm 1959, Thái Lan đã thành lập Bộ Đầu tư và đến năm 1960 đã ban hành Đạo luật Đầu tư.Giai đoạn 1972 – 1996, Bộ Đầu tư Thái Lan đã ban hành chính sách thu hút các chuyên gia, lao động chất lượng cao từ bên ngoài với những ưu đãi về đất, việc làm để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu. Từ năm 2005, chính sách thu hút FDI của Thái Lan có sự biến chuyển theo hướng đầu tư chọn lọc với chính sách hỗ trợ phát triển các loại hình dịch vụ phi sản xuất và các loại hình dịch vụ tài chính. Đầu tư vào Thái Lan nhiều nhất là lĩnh vực công nghiệp, sau đó là thương mại, bất động sản, xây dựng…

Bên cạnh đó, Thái Lan còn tập trung phát triển công nghiệp để thu hút FDI. Cụ thể Chính phủ Thái Lan đã có sự kết hợp khéo léo giữa mục tiêu công nghiệp hoá và

thu hút đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn như trong chính sách công nghiệp phục vụ thu hút FDI của Thái Lan, Chính phủ rất chú ý phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Thái Lan đã thành lập ủy ban hỗ trợ về vấn đề này và cùng với các tổ chức chuyên môn lo phát triển, xây dựng, hình thành những mối liên kết công nghiệp hỗ trợ trong nước. Hiện nay, Thái Lan có tới 19 ngànhcông nghiệp phụ trợ ở ba cấp: lắp ráp, cung cấp thiết bị – phụ tùng – linh kiện và dịch vụ.

Không những thế, Thái Lan còn khuyến khích đầu tư của các công ty xuyên quốc gia. Đối với nướctiếp nhận đầu tư, thu hút FDI từ các công ty xuyên quốc gia sẽ mở ra những cơ hội để mở rộng sản xuất, tiếp nhận công nghệ mới và đào tạo nguồn nhân lực. Chính vì vậy, từ cuối những năm 1980, Thái Lan đã tiến hành các biện pháp tiếp xúc, xúc tiến đầu tư từ các công ty xuyên quốc gia.

Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan đã có chính sách khuyến khích mạnh các nguồn vốn trong nước cùng tham gia đầu tư với các dự án có vốn FDI.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 33 - 34)