Gia tăng xuất khẩu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 83 - 84)

- Hiện tượng UR iR không có tính phân phối chuẩn:

5.3.3.Gia tăng xuất khẩu

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.3.3.Gia tăng xuất khẩu

Thứ nhất, cần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp: Đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó chú trọng ứng dụng rộng rãi việc thực hiện các thủ tục hành chính qua mạng internet; rà soát, sửa đổi các quy định; tạo thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Tập trung giải quyết các vấn đề về vốn và lãi suất cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu. Đáp ứng vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thủy sản trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội, ngành hàng. Mở rộng định mức vay và giãn thời hạn trả nợ vay ngân hàng cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, công nghiệp chế biến. Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thủy sản có lượng hàng hóa lớn như gạo, thủy sản, cà phê và nghiên cứu xây dựng chính sách tạm trữ để ổn địnhgiá, chủ động nguồn hàng cho xuất khẩu.

Thứ hai, tăng cường kinh phí và nâng cao chất lượng các hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ xuất khẩu theo hướng mở rộng thị trường ở các nước đang phát triển, thị trường tiềm năng và thị trường mới nổi. Phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng đẩy mạnh công tác phổ biến tuyên truyền hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận với các thị trường mới, tận dụng triệt để ưu đãi thông qua các FTA, tận dụng tốt các điều kiện thuận lợi về tiếp cận thị trường và cắt giảm thuế quan ngày càng sâu hơn của các đối tác để đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời, tăng cường và nâng cao hiệuquả công tác dự báo thị trường, thường xuyên cập nhật, phổ biến kịp thời thông tin về thị trường thế giới, nhất lànhững thị trường và mặt hàng xuất khẩutrọng điểm.

Thứ ba, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, đẩy mạnh giá trị gia tăng của sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường như thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn phát triển sản phẩm, đào tạo nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm dệt may, giày dép, cặp túi, thủ công mỹ nghệ, đào tạo về quản trị doanh nghiệp, nhân lực… phục vụ xuất khẩu; xây

dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo lao động có tay nghề kỹ thuật theo nhu cầu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao độngtại các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay.

Thứ tư, xúc tiến các hoạt động phát triển công nghiệp phụ trợ của cácngành dệt may, da giày, điện tử giúp các doanh nghiệp chủ động về nguyên phụ liệu sản xuất sản phẩm để xuất khẩu.

Thứ năm,đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ xuất khẩu hàng hóa để tạo điều kiện phát triển kinh tế, tăng cườngxuất khẩu.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 83 - 84)