GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 56)

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.4. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU

Giả thiết 1:Tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều lên giá trị FDI. Giả thiết trên được đưa ra dựa trên lý thuyết chiết trung (The Eclectic Theory of FDI) được phát hiện bởi Dunning (1977). Lý thuyết này đã cung cấp một phương pháp phân tích về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Dựa trên phân tích về lợi thế cạnh tranh, lý thuyết này chỉ ra rằng việc thu hút nguồn vốn FDI phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố và đặc tính của nước sở tại. Một trong các nhân tố đó là tăng trưởng kinh tế. Khi tăng trưởng kinh tế tại một quốc gia là cao và ổn định thì quốc gia đó sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu và đầu tư.Ngoài ra, giả thiết trên còn dựa trên lý thuyết tăng trưởng của Lim (1983), ông cho rằng một nền kinh tế tăng trưởng nhanh sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho các chủ đầu tư hơn là một nền kinh tế kém tăng trưởng hay không có tăng trưởng.

Giả thiết 2:Lạm phát có tác động ngược chiều lên giá trị FDI. Giả thiết trên được đưa ra dựa trên các lý thuyết sau:

Thứ nhất, Dunning (1981) cho rằng lạm phát có tác động ngược chiều đến FDI vì lạm phát tác động đến sựổn định, tăng trưởng của thị trường; lạm phát sẽlàm tăng mặt bằng chi phí hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, Buckley và Casson (2007) cho rằng sự không ổn định và khó dự đoán của tỷ lệ lạm phát tại quốc gia sở tại sẽ tạo ra những lo ngại đối với các nhà đầu tư muốn đầu tư vào quốc gia đó, như vậy trong các giai đoạn lạm phát biến động và tăng cao tại quốc gia sở tại thì sẽ gây tác động tiêu cực đối với thu hút vốn FDI.

Thứ ba, Hook (2003) cho rằng lạm phát được đánh giá bởi chỉ số giá nói chung, một mức độ lạm phát cao đi đôi với việc làm giảm lợi nhuận của FDI.

Thứtư, Trevino và Mixon (2004) cho rằng gia tăng lạm phát sẽ phát tín hiệu cho thấy sự bất ổn bên trong của quốc gia đó cùng với chính sách tiền tệ không ổn định. Vì vậy làm cho dòng vốn FDI đi vào sẽ có sự sụt giảm.

Giả thiết 3: Xuất khẩu có tác động cùng chiều lên giá trị FDI.

Giả thiết trên được đưa ra dựa trên nghiên cứu kinh tế thuần túy của Ohlin (1933) và Hymer (1960). Hai ông này cho rằng: quốc gia nào có giá trị xuất khẩu càng thấp thể hiện nhiều rào cản thương mại thì càng hạn chế thu hút FDI.

Giả thiết 4:Quốc gia có cơ sở hạ tầng càng tốt càng thu hút được nhiều FDI. Giả thiết này dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm. Đầu tiên là nghiên cứu của Root và Ahmed (1979) về các yếu tố tác động tới dòng vốn FDI vào các ngành công nghiệp chế biến tại 70 nước đang phát triển. Tác giả đã kết luận rằng cơ sở hạ tầng hiện đại góp phần làm tăng FDI vào trong nước. Tiếp theo là nghiên cứu “Determinants of foreign direct investment flows to developing countries” của Erdal Demirhan và Mahmut Masca, năm 2008. Bài nghiên cứu được tác giả sử dụng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI bằng phương pháp sử dụng dữ liệu chéo, từ năm 2000 đến năm2004 của 38 quốc gia đang phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ sở hạ tầng có tác động tích cực đến thu hút dòng vốn FDI. Ngoài ra, giả thiết trên còn dựa vào nghiên cứu “Factors affecting foreign direct investment in Savannakhet Province, Lao PDR” của Bouphavanh Keomixaya and Chittipa Ngamkroeckjoti, năm 2011. Tác giả muốn tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI tại Lào, kết quả cho thấy cơ sở hạ tầng tốt sẽ thu hút được nhiều FDI.

Giả thiết trên được đưa ra dựa trên nghiên cứu của Lý Hoàng Phú (2013). Nghiên cứu này cho rằng khủng hoảng tài chính có tác động tiêucực đến dòng vốn FDI tại các nước đang phát triển. Do vậy, quốc gia nào đang chịu tác động của khủng hoảng tài chính thì càng hạn chế việc thu hút FDI.

Giả thiết 6:Hội nhập kinh tế quốc tếcó tác động cùng chiều lên giá trị FDI. Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007 cho thấy rằng nước ta đang ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới. Giả thiết trên được đưa ra dựa trên lý thuyết của Erdal Demirhan và Mahmut Masca (2008). Ông cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế là một yếu tố cũng ảnh hưởng quan trọng đến dòng vốn FDI. Ông cũngnêu lên với mục đích đầu tư ra nước ngoài của chủ đầu tư chủ yếu hướng đến các lĩnh vực có thể thương mại được. Ngoài ra, giả thiết trên còn dựa trên nghiên cứu của Jordaan (2004). Ông cho rằng các công ty đa quốc gia hoạt động theo định hướng xuất khẩu thích đầu tư ở những thị trường mở cửa hơn.

Bảng 3.2: Giả thiết kiểm định về yếu tố ảnh hưởng đến FDI vào Việt Nam

Biến độc lập Biến phụ thuộc Dấu kỳ vọng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

+

Xuất khẩu +

Lạm phát –

Cơ sở hạ tầng +

Khủng hoảng tài chính –

Hội nhập kinh tế quốc tế +

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)