Tích cực tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 84 - 85)

- Hiện tượng UR iR không có tính phân phối chuẩn:

5.3.5.Tích cực tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.3.5.Tích cực tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu

Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng và xu hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới.Do đó, Việt Nam muốn thu hút nhiều vốn FDI thì cần phải hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới.

Thứ nhất,cần xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hệ thống văn bản pháp luật phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, từ kết quả hồi quy cho ta thấy vốn FDI tăng cao vào những năm Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, Việt Nam cần tăng cường việc ký kết các thỏa thuận quốc tế ở cấp độ khu vực và liên khu vực, đặc biệt là các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Tháng 12/2008, Khu vực thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản được thiết lập và có hiệu lực ngay với một số cam kết. Năm 2009, khu vực thương mại tự do ASEAN – Australia – Newzeland chính thức được ký kết. Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Ấn Độ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Hiệnnay, Việt Nam đã và đang đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP); tham gia TPP, Việt nam sẽ có nhiều cơ hội đối với hàng xuất nhập khẩu (thuế nhập khẩu của các nước đối tác giảm xuống hoặc miễn thuế), tăng khả năng tiếp cận thị trường các nước đối tác, mở cửathị trường mua sắm và điều đó sẽ cải thiện đáng kể vị trí của nước ta trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Trong tương lai, Việt Nam đang và sẽ tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, sẽgóp phần cải thiện môi trường đầu tư, từ đó thu hút nhiều vốn FDI hơn.

Thứ tư, Việt Nam cần nghiêm túc rà soát lại chiến lược thu hút FDI để đáp ứng bối cảnh kinh tế mới và hướng tới phát triển bền vững: cần chọn lọc thu hút vốn FDI phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững. Mặt khác, với những lĩnh vực không thực sự cần thiết hay không phục vụ vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững thì không cần phải tạo ra quá nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 84 - 85)