Kinh nghiệm của Malaysia

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 32 - 33)

Trong các nước đang phát triển, Malaysia được đánh giá là nước thành công trong thu hút vốn FDI để thực hiện công nghiệp hóa. Theo UNCTAD, thu hút vốn FDI của Malaysia tăng qua các năm: năm 2005 là 3,97 tỷ USD; năm 2006 là 6,05 tỷ USD; năm 2007 là 8,4 tỷ USD; năm 2010 là 9,1 tỷ USD và đến năm 2011 là 11,6 tỷ USD. Đạt được thành quả như trên là nhờ:

Thứ nhất, Malaysia luôn tích cực cải thiện môi trường đầu tư.

Thứ hai, Malaysia luôn duy trì một chế độ tự do đối với các nhà đầu tư nước ngoài và công nhận những đóng góp của FDI vào sự nghiệp đổi mới nền kinh tế. FDI được tìm kiếm không chỉ với tư cách là một nguồn vốn và ngoại hối mà quan trọng hơn nữa nó là phương tiện để đáp ứng nhu cầu lớn về công nghệ, chuyên môn quản lý, bí quyết và mạng lưới tiếp thị để đạt được mức độ cao hơn về tăng trưởng, việc làm, năng suất và xuất khẩu.

Thứ ba, Malaysia tập trung nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư nước ngoài như nâng cao chất lượng các trang thiết bị mạng lưới truyền thông, nâng cấp hệ thống giao thông và các công trình phúc lợi. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, hơn 4 tỷ RM đã được dành riêng cho việc làm đường sá, cầu cống, đường

sắt, cảngbiển, hàng không dân dụngnhằm tạo môi trường cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Malaysia đã cho phát triển một số con đường được xem là tốt nhất Châu Á, một hệ thống đường sắt, đường hàng không và thông tin liên lạc có hiệu quả với bảy sân bay quốc tế hoạt động tại Kuala Lămpơ, Penang, Kota Kinabalu, Johor Nahru.

Thứ tư, Malaysia tập trung đầu tư theo hướng chọn lọc. Những năm 50 – 60 của thế kỷ XX, Malaysia khuyến khích thu hút FDI đầu tư vào những ngành xuất khẩu bằng việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tới ba năm cho các doanh nghiệp đầu tư vào những ngành được lựa chọn. Từ những năm 90 đến nay, Malaysia khuyến khích thu hút FDI vào những ngành sử dụng công nghệ caovà hướng vào xuất khẩu.

Thứ năm, Malaysia đã thực hiện nhiều biện pháp ưu đãi như ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư chỉ nộp 30% thu nhập chịu thuế nếu đầu tư tiên phong trong vòng năm năm và số lượng sản xuất đạt ít nhất 30% công suất hay khuyến khích đầu tư vào các loại hình khu công nghiệp có nhiều dự án lớn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 32 - 33)