Hạn chế của các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 44)

Hầu hết các nghiên cứu trong nước vềđề tài các yếu tốtác động đến thu hút vốn FDI vào Việt Nam chưa xem xét đến yếu tố khủng hoảng tài chính, cũng như chưa xem xét sự kiện Việt Nam gia nhập WTO có tác động đến dòng vốn FDI vào Việt Nam hay không. Nghiên cứu của Lê Thanh Tùng chỉ dừng lại ở ba yếu tố: tổng sản phẩm trong nước, tỷ lệ lạm phát, độ mở thương mại của nền kinh tế; tuy nhiên trong thực tế thu hút vốn FDI chịu tác động của nhiều yếu tố.

Như vậy, điểm chung của các nghiên cứu trước đây là việc sử dụng biến độc lập để phản ánh sự tác động của nó đến dòng vốn FDI. Các nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện để phản ánh vốn FDI vào Ấn Độ, Lào, Malaysia, Việt Nam và các nước đang phát triển. Luận văn đưa vào mô hình nghiên cứu các biến độc lập khác với nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Tường Anh và Nguyễn Hữu Tâm, Nguyễn Phú Tụ và

Huỳnh Công Minh, Nguyễn Thanh Tùng; có xét đến các yếu tố tác động tới FDI vào Việt Nam như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, xuất khẩu, cơ sở hạ tầng, hội nhập kinh tế quốc tế và khủng hoảng tài chính. Đồng thời, Luận văn cũng khác với các nghiên cứu của các nước trên thế giới ở việc sử dụng biến độc lập và đưa ra một mô hình sao cho phù hợp với tình hình thực tếở Việt Nam hiện nay. Trong luận văn này, tôi sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu gồm các biến: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, xuất khẩu, cơ sở hạ tầng, khủng hoảng tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, biến tốc độ tăng trưởng kinh tế, biến lạm phát, biến xuất khẩu, biến cơ sở hạ tầng được đưa vào mô hình dựa trên nghiên cứu của Erdal Demirhan và Mahmut Masca (2008) về các yếu tố quyết định đến 37Tdòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, 37Tluận văn muốn khảo sát sự chênh lệch giữa dòng vốn FDI vào Việt Nam những năm có khủng hoảng tài chính và những năm không có khủng hoảngtài chính, cũng như những năm Việt Nam chưa gia nhập WTO và những năm Việt Nam đã gia nhập WTO nên hai 37Tbiến 37Thội nhập kinh tế quốc tế và khủng hoảng tài chính37Tđược đưa vào mô hình.

Tóm lại, chương hai mô tả cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các yếu tố tác động tới nó, trong đó các yếu tố ảnh hưởng gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, lạm phát, cơ sở hạ tầng, khủng hoảng tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế. Chương hai cũng nêu bài học thu hút vốn FDI cho Việt Nam trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của bốn quốc gia gồm Thái Lan, Malaysia, Singapore và Trung Quốc. Chương hai cũng đã đi sâu nghiên cứu các mô hình thiết lập những yếu tố tác động đến dòng vốn FDI trên thế giới và trong nước, từ đó đưa ra hướng nghiên cứu cho đề tài luận văn, trong đó có đưa các biến vào mô hình nghiên cứu như hội nhập kinh tế quốc tế, lạm phát, xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng trưởng kinh tế, cơ sở hạ tầng và khủng hoảng tài chính. Chương tiếp theo sẽ tiến hành nghiên cứu về mô hình gồm các yếu tốảnh hưởng này.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)