Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và FD

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 49)

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3.2.1.Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và FD

Đồ thịdưới đây khảo sát mối quan hệ giữa tốc độtăng trưởng kinh tế với FDI.

Đồ thị 3.1: Mối quan hệ giữa FDI thực hiện và tốc độtăng trưởng kinh tế

Nguồn: Tổng cục thống kê

Qua đồ thị 3.1, có thể đánh giá sơ bộ về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và vốn FDI như sau:

Giai đoạn 1991 – 1995: Ở giai đoạn này, hầu như tốc độ tăng trưởng kinh tế ở năm sau tăng so với năm trước (năm 1991: tốc độtăng trưởng kinh tếđạt 5,96%; năm 1992: 8,65%; năm 1993: 8,07%; năm 1994: 8,84%; năm 1995: 9,54%). FDI thực hiện năm sau cũng tăng so với năm trước. Cụ thể: FDI thực hiện năm 1991 là 328,8 triệu USD; năm 1992 là 574,9 triệu USD (tăng 74,85% so với năm 1991); năm 1993 là 1.017,5 triệu USD (tăng 76,99% so với năm 1992); năm 1994 là 2.040,6 triệu USD (tăng 100,55% so với năm 1993); năm 1995 là 2.556 triệu USD (tăng 25,26% so với năm 1994). Đồ thị 3.1 cho thấy khuynh hướng vận động cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và FDI thực hiện ởgiai đoạn này.

Giai đoạn 1995 – 1997: Ở giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở năm sau giảm so với năm trước, giảm từ 9,54% vào năm 1995 xuống còn 8,15% vào năm 1997. Trong khi đó, FDI thực hiện vẫn tăng(năm 1996, FDI thực hiện đạt 2.714 triệu USD, tăng 6,18% so với năm 1995, năm 1997 đạt 3.115 triệu USD, tăng 14,78% so với năm 1996). Sởdĩ như vậy là do FDI không chỉ chịu tác động của tốc độtăng trưởng kinh tế mà còn chịu sựảnh hưởng của nhiều yếu tố khác, một trong các yếu tốđó là hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 1995 được xem là năm Việt Nam bắt đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên thứ 7 của ASEAN (28/7/1995). Kể từ đó vốn FDI thực hiện vẫn tăng với các nhà đầu tư lớn như Thái Lan, Malaysia, Singapore.

Giai đoạn 1997 – 1999: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nên tốc độ tăng trưởng kinh tếnăm 1998, 1999 có suy giảm so với những năm trước đó. Năm 1996, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 9,34%/năm. Năm 1997 giảm xuống 8,15%/năm; năm 1998 còn 5,76%/năm; năm 1999 là 4,77%/năm. FDI thực hiện năm 1998 giảm rõ rệt, giảm 24% so với năm 1997; năm 1999 giảm 1,37% so với năm 1998. Đồ thị 3.1 cho thấy khuynh hướng vận động cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và FDI thực hiện ởgiai đoạn này.

Giai đoạn 2000 – 2007: Ở giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở năm sau đều tăng so với năm trước, tăng từ 6,79%/năm ở năm 2000 lên 8,46 %/năm ở năm 2007 và FDI thực hiện năm sau cũng tăng so với năm trước. FDI thực hiện năm 2000

là 2.413,5 triệu USD tăng lên 8.030 triệu USD vào năm 2007. Giai đoạn này cũng cho thấy sự vận động cùng chiều giữa tốc độtăng trưởng kinh tế và FDI.

Giai đoạn 2008 – 2009: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ nên tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam năm 2008, 2009 có suy giảm so với những năm trước đó. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 8,46%/năm. Năm 2008 giảm xuống 6,31%/năm; năm 2009 còn 5,32%/năm. FDI thực hiện cũng suy giảm so với năm trước, năm 2009 FDI thực hiện đạt 10.000,5 triệu USD, giảm 13,04% so với năm 2008. Giai đoạn này cũng cho thấy sự vận động cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và FDI.

Giai đoạn 2009 – 2013: Sự biến động của tốc độ tăng trưởng kinh tế và FDI là cùng chiều nhau. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp nhất 5,03%/năm (giảm 14,6% so với năm trước); FDI thực hiện năm 2012 chỉ còn 10.046,6 triệu USD; giảm 8,67% so với năm 2011.

Nhìn chung, qua đồ thị 3.1 ta thấy xu hướng tác động của tốc độtăng trưởng kinh tế lên FDI là cùng chiều, riêng ở một sốnăm xu hướng biến động là ngược chiều nhau do FDI còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 49)