Thách thức đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 79)

- Hiện tượng UR iR không có tính phân phối chuẩn:

5.2.2.2.Thách thức đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2.2.2.Thách thức đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam

Thứ nhất, so với các nước trên thế giới, Việt Nam là nước có trình độ phát triển kinh tế chưa cao, thu nhập bình quân đầu người còn tương đối thấp. Do đó, khả năng thanh toán còn hạn chế, dẫn đến mục tiêu đầu tư nhằm tìm kiếm thị trường mới sẽ không như mong muốn. Chính vì vậy, dòng vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu với mục tiêu tìm kiếm hiệu quả và tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên.

Thứ hai, trình độ tay nghề của đội ngũ lao động tại Việt Nam còn rất thấp. Nhìn chung, nước ta còn thiếu đội ngũ lao động lành nghề được đào tạo cơ bản. Phần lớn những người lao động đều xuất thân từ khu vực sản xuất nông nghiệp, nhận thức thấp, lạc hậu và không quen với các công nghệ hiện đại. Những người lao động này khi tham gia vào khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì chỉ phù hợp với các công việc đơn giản như làm các sản phẩm da giày, khai thác mỏ…

Thứ ba, cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nhìn chung, hệ thống giao thông ở nước ta còn rất chậm phát triển. Việc cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ luôn là bất lợi lớn đối với nước ta trong việc thu hút vốn FDI.

Thứ tư, hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế còn kéo dài, gây khó khăn cho Việt Nam và các nhà đầu tư quốc tế. Mặc dù nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu hồi phục, nhưng các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là không thể khắc phục trong ngắn hạn. Những khó khăn kinh tế ngay ở nước chủđầu tư sẽ làm cho các nhà đầu tư không có đủ vốn để tiếp tục đầu tư hoặc thực hiện các dự ánđầu tư mới.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG ĐẾNTHU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 79)