Đặc điểm của chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 42 - 46)

nông thôn mới

Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới là sự thay đổi cơ cấu lao động trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới, phản ánh sự thay đổi quan hệ tương quan giữa các bộ phận hợp thành của nguồn lao động nông thôn được sử dụng vào sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới có những đặc điểm chung của chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình phát triển của sản xuất xã hội, bao gồm:

Thứ nhất, tỷ trọng lao động nông nghiệp có hướng giảm dần, trong khi đó, tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng dần. Đặc điểm

này xuất phát từ sự phát triển của sản xuất nói chung với tư cách là hoạt động lao động sản xuất ra của cải đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội. Sản xuất xã hội với tư cách là cơ sở của đời sống xã hội trước hết phải nhằm tới đáp ứng những nhu cầu tồn tại của xã hội với tư cách là tổng hoà những cá nhân thành viên là những con người, do đó trước hết phải sản xuất đủ lương thực thực phẩm cho nuôi sống xã hội. Theo phương diện logic và lịch sử, nông nghiệp đã trở thành ngành kinh tế đầu tiên của nhân loại và trong giai đoạn bình minh ban đầu của nhân loại thì toàn bộ nguồn lao động của xã hội đều được sử dụng tập trung cho sản xuất nông nghiệp. Với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phân công lao động và hoàn thiện tư liệu sản xuất, năng suất lao động nông nghiệp tăng dần, làm cho khối lượng sản phẩm thặng dư cũng tăng dần, từ đó người sản xuất không những chỉ nuôi được bản thân và giá đình mình mà còn có thể nuôi được những người khác. Do vậy, chính năng suất lao động nông nghiệp và khối lượng lao động thặng dư lại trở thành yếu tố thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển một bộ phần lao động nông nghiệp sang phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ mà trước hết là dịch vụ thương mại, làm cho cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng phân tách nguồn lao động thành ba bộ phận: lao động nông nghiệp, lao động công nghiệp, lao động dịch vụ và tạo ra xu hướng không ngừng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ. Với sự ngày càng hoàn thiện của tư liệu sản xuất trong nông nghiệp, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu hướng này sẽ ngày càng được đẩy mạnh.

Thứ hai, cùng với quá trình phát triển của phân công lao động, mức độ chuyên môn hoá tăng dần, làm cho trình độ chuyên môn của những người tham gia vào quá trình sản xuất cũng tăng dần. Sự gia tăng không đều về trình độ chuyên môn giữa người lao động đã làm xuất hiện bộ phận người lao động có trình độ chuyên môn cao hay còn gọi là nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ đó, cơ cấu lao động nói chung và cơ cấu lao động nông thôn nói riêng có xu

hướng không những gia tăng trình độ chuyên môn nói chung mà còn có sự tăng nhanh của bộ phận chất lượng cao của nguồn lao động. Bộ phận nguồn lao động chất lượng cao được phân bổ không những giữa những người tham gia lao động trong quá trình sản xuất trực tiếp, mà còn có thể phân tách thành các nhóm lao động lãnh đạo điều hành, hỗ trợ sản xuất như lao động lãnh đạo quản lý, lao động nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất, lao động hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ sản xuất…

Thứ ba, cùng với xu hướng phát triển chung của sản xuất xã hội, sản xuất phân bố theo vùng cũng phát triển. Tuy nhiên, thông thường ban đầu trên địa bàn của từng lãnh thổ địa phương cấp tỉnh, cũng như cấp quốc gia, sự phát triển của sản xuất có xu hướng tập trung vào những địa điểm cụ thể, những địa bàn có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, mà trước hết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, và do đó biểu hiện ra là sự phát triển sản xuất không đều theo không gian lãnh thổ. Do đó, cơ cấu lao động xét theo phương diện phân bố theo lãnh thổ được chuyển dịch theo hướng tập trung vào một số nơi và giảm xuống ở những nơi khác. Vì quá trình phát triển sản xuất của nhân loại diễn ra theo hướng công nghiệp hoá, do đó, nếu như ban đầu nguồn lao động được tập trung chủ yếu ở những địa bàn lãnh thổ có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thì về sau những nơi tập trung sản xuất công nghiệp và phát triển dịch vụ sẽ trở thành những điểm thu hút lao động, còn những nơi tập trung sản xuất nông nghiệp truyền thống có sự giảm sút về số lượng của nguồn lao động.

Bên cạnh những đặc điểm kể trên, sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình xây dựng nông thôn mới còn có những đặc điểm xuất phát từ tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp, của chủ thể chủ yếu là nông dân và địa bàn nông thôn cùng những yêu cầu của quá trình xây dựng nông thôn mới. Những đặc điểm đó bao gồm:

ở nông thôn có đặc thù là gắn liền với những điều kiện tự nhiên hiện có, phụ thuộc rất lớn vào những thay đổi của điều kiện tự nhiên do có đối tượng lao động đặc thù là những cơ thể sống - cây trồng, vật nuôi và những tư liệu sản xuất đặc thù phù hợp với quá trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi. Từ đặc thù này, lao động nông nghiệp không chịu tác động của phân công lao động trong nội bộ từng đơn vị sản xuất kinh doanh một cách trực tiếp, chặt chẽ trong mối quan hệ so sánh với lao động trong những ngành khác. Nói một cách khác, mức độ chuyên môn hoá của lao động nông nghiệp thường thấp hơn so với trong công nghiệp và dịch vụ. Một người lao động trong nông nghiệp không những có thể mà cần phải đảm nhận được nhiều khâu của quá trình sản xuất. Đây cũng là một đặc thù của sản xuất nông nghiệp làm cho cơ cấu lao động nông nghiệp chuyển dịch không hoàn toàn theo hướng chuyên môn hoá mà trong những chừng mực nhất định lại chuyển dịch theo hướng kết hợp những chuyên môn nghề nghiệp khác nhau. Do đó trong cơ cấu lao động nông thôn có những bộ phận lao động vừa tham gia sản xuất nông nghiệp vừa tham gia hoạt động trong các ngành nghề khác ở nông thôn, làm cho việc xác định cơ cấu lao động theo ngành trên thực tế vô cùng khó khăn. Đồng thời, đặc điểm này cũng đặt ra yêu cầu đối với CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn từng địa phương không được thực hiện một cách cưỡng ép, máy móc, dập khuôn, mà phải căn cứ vào những đặc điểm cụ thể của địa phương về lao động cũng như điều kiện sản xuất kinh doanh.

Hai là, bản thân nông dân với tư cách là chủ thể lao động chủ yếu ở nông thôn đã quen với sản xuất nông nghiệp từ ngàn đời với những phương thức sản xuất truyền thống không hoàn toàn giống như lao động trong công nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ những quy trình chặt chẽ của việc sử dụng hệ thống tư liệu sản xuất. Do đó xét theo phương diện chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở nông thôn thì việc chuyển dịch lao động từ sản xuất nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ cũng là quá trình khó khăn, đặc

biệt đối với đội ngũ những người lao động có tuổi tác khá cao và đã làm việc lâu trong sản xuất nông nghiệp. Sự chuyển dịch lao động sang ngành khác đối với những người lao động này không những gặp phải những khó khăn về tâm lý, tập quán mà còn gặp nhiều cản trở từ trình độ chuyên môn nghề nghiệp. Do đó, phát triển nguồn lao động cho CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới phải được thực hiện không những bằng các biện pháp phù hợp với đặc điểm về cơ cấu lao động nông thôn theo lứa tuổi, mà còn phải tính đến các biện pháp hình thành kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp đối với bộ phận nguồn lao động nông thôn cần chuyển sang lao động công nghiệp và dịch vụ.

Ba là, dân cư nông thôn nói chung và lao động nông thôn nói riêng mang nặng tính đặc thù của những truyền thống, tập quán, thói quen của cộng đồng nông thôn gắn bó chặt chẽ, hữu cơ với địa bàn sinh sống, do đó so với lao động thành thị thì người lao động nông thôn, đặc biệt bộ phận đã có tuổi, thường không muốn di chuyển đến các nơi xa để lao động, từ đó thị trường lao động nông thôn kém năng động hơn so với thị trường lao động thành thị xét theo phương diện thay đổi địa bàn lao động. Đặc điểm này đòi hỏi việc

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 42 - 46)