Ninh Bình là một tỉnh nằm ở miền Bắc Việt Nam, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng vừa có lợi thế để phát triển nông nghiệp toàn diện, vừa có lợi thế sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng và dịch vụ du lịch. Trong những năm qua, CCLĐ trên địa bàn tỉnh đã chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp. Nếu như vào năm 2001, lao động nông nghiệp chiếm 74,9% tổng số lao động của tỉnh thì đến năm 2011 đã giảm xuống còn là 52,7 %; lao động công nghiệp từ 14,1% lên 30,5% và dịch vụ từ 11% lên 16,8% [91; 92].
Trong giai đoạn tới Ninh Bình chủ trương tiếp tục thực hiện các biện pháp thúc đẩy CDCCLĐ, bao gồm:
- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên.
Ninh Bình là đọa phương có tốc độ tăng dân số tự nhiên trong những năm qua là khá cao, cho nên cần thiết phải tiếp tục thực hiện các biện pháp giảm tỷ lệ tăng dân số, kiểm soát được số lượng lực lượng lao động nhằm nâng cao chất lượng lao động của Ninh Bình, góp phần cơ cấu lại lao động theo hướng hợp lý hiệu quả, góp phần giảm sức ép về việc làm và tạo việc làm mới.
- Thúc đẩy CDCCKT tạo điều kiện CDCCLĐ. CDCCKT theo hướng CNH, HDDH tạo ra cầu mới về lao động trong các ngành phi nông nghiệp, do đó thúc đẩy CDCCLĐ. Trong những năm qua Tỉnh đã triển khai thực hiện:
+ Đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp.
Công nghiệp phát triển tạo ra nhiều chỗ làm việc mới phi nông nghiệp, thu hút lao động từ nông nghiệp, nông thôn, góp phần đẩy nhanh quá trình CDCCLĐ từ nông, lâm, ngư nghiệp sang công nghiệp. Do vậy, Ninh Bình đã đẩy mạnh hoàn thiện môi trường đầu tư bằng cách nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng KT- XH phù hợp với yêu cầu phát triển công nghiệp mũi nhọn; tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển các khu công nghiệp tập trung thông, phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ công nghiệp mũi nhọn…
+ Thúc đẩy phát triển nhanh nhóm ngành thương mại, dịch vụ.
Ninh Bình đã tập trung phát triển kết cấu hạ tầng cho phát triển du lịch tại các đô thị lớn của tỉnh gồm thành phố các thị xã; Đầu tư xây dựng và hoàn thiện hạ tầng du lịch tại các khu, vùng du lịch trọng điểm, phát triển các hình thức liên doanh, liên kết sản xuất và cung cấp sản phẩm du lịch cao cấp.
Phát triển mạnh các dịch vụ du lịch, vận tải, viễn thông, tài chính, điện, nước... Củng cố thương hiệu hàng hoá công nghiệp như xi măng, thép, phân đạm...), thương hiệu nông sản như tôm, dứa hộp, gạo,...). Tiếp tục tăng cường hoàn thiện môi trường đầu tư phát triển các ngành dịch vụ cao cấp; đẩy mạnh xúc tiến thị trường, quảng bá sản phẩm, sản vật du lịch trong và ngoài nước; chú trọng phát triển các ngành sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng nhiều lao động.
+ Trong cơ cấu nông nghiệp, Ninh Bình đã chú trọng giảm tỷ trọng nông nghiệp theo nghĩa hẹp, tăng tỷ trọng lâm nghiệp và thuỷ sản; Trong nông nghiệp theo nghĩa hẹp thúc dfdaayr giảm trồng trọt và tăng chăn nuôi.
Ninh Bình là một tỉnh nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện thuộc
vùng đồng bằng sông Hồng, có hơn 75% lao động nông thôn với 45% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Các biện pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển hợp lý kinh tế vùng, tăng cường thực hiện hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng mới... đã được triển khai tích cực, đã phát huy tác dụng. Trong ngành chăn nuôi đã hình thành mô hình chăn nuôi trang trại theo hướng sản xuất hàng hoá. Hình thành các mô hình nuôi các loại con đặc sản như hươu, ba ba, nhím, cá sấu... với hiệu quả kinh tế khá cao.
- Nâng cao chất lượng nhân lực thông qua các biện pháp:
+ Chú trọng đào tạo nhân lực quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp. Xác định nhiệm vụ quan trọng là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới phát triển KT-XH.
Thường xuyên thực hiện bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới về quản lý nhà nước mới và tăng cường kỹ năng sử dụng công
nghệ thông tin, năng lực sử dụng ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý Nhà nước, ưu tiên đối tượng cán bộ cấp tỉnh và cấp cơ sở. Việc đào tao, bồi dưỡng cán bộ được thực hiện cả ở trong nước và ở nước ngoài.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cũng như làng nghề, Ninh Bình đã có chương trình đào tạo và đào tạo người lao động. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp; Đặc biệt với các đối tượng như: Các chủ trang trại hay hộ gia đình, chú trọng đào tạo và tập huấn về kỹ thuật, tăng cường khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nghiệp, trang bị kiến thức quản lý cho các chủ trang trại và chủ hộ gia đình trở thành một tế bào kinh tế vững mạnh.
+ Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn lao động có chuyên môn kỹ thuật cao
Phát huy năng lực Đại học Hoa Lư trong đào tạo nhân lực chất lượng cao. Phối hợp chặt chẽ với các trường Cao đẳng như LILAMA, Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh để phát triển nhân lực kỹ năng cao.
Quan tâm mở rộng các loại hình, hình thức đào tạo nghề, nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp; tập trung đào tạo nhân lực cho các nghề sản xuất xi măng, cơ khí và sửa chữa tàu thuyền, xây dựng, lắp máy, điện tử viễn thông, chế biến nông, lâm, thuỷ sản và đặc biệt là dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong tỉnh, thị trường vùng đồng bằng sông Hồng và thị trường nước ngoài.