Hà Nam là tỉnh có điểm xuất phát từ thuần nông, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động thấp. Hà Nam đã chú trọng đẩy nhanh quy mô và tốc độ CDCCKT gắn với CDCCLĐ. Kinh tế của Hà Nam đã khởi sắc và phát triển nhanh. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng tăng trong cơ cấu ngành, trong khi tỷ trọng nông nghiệp không ngừng giảm. Cụ thể, nếu trong cơ cấu GDP của tỉnh năm 2000 tỷ trọng nông nghiệp là 39,3%; công nghiệp-xây dựng - 28,8%; dịch vụ - 31,9% thì đến năm 2018 tương ứng là 9,5%; 60%; 30,5%; trong cơ cấu lao động của tỉnh năm 2018, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn 35%; lao động công nghiệp - và dịch vụ - 65% [87; 88].
Những thành tựu trong CDCCLĐ của Hà Nam là kết quả thực hiện các giải pháp tích cực thúc đẩy CDCCLĐ:
- Nâng cao chất lượng nguồn lao động:
Các cơ quan, ban ngành các cấp trong Tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong thực hiện chương trình kế hoạch hoá gia đình, tuyên truyền xoá bỏ định kiến, hủ tục trọng nam khinh nữ, kết hôn sớm. Hà Nam rất chú trọng cơ cấu lại lao
động theo hướng phân bố cách hợp lý và hiệu quả phù hợp với quá trình phát triển KT-XH từng vùng, ngành, giữa các vùng và giữa các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh. Thực hiện quản lý và giám sát chặt chẽ các dòng di dân nội tỉnh.
Hà Nam rất chú trọng đào tạo nguồn nhân lực bằng các biện pháp cụ thể như: Tạo điều kiện thuận lợi tham gia các khoá học nghề cho những lao động có nhu cầu, triển khai các hình thức đào tạo đa dạng như liên thông, chú trọng các hình thức đào tạo nâng cao và đào tạo lại;
Thực hiện hỗ trợ vật chất và đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với người nghèo, nông dân tham gia học nghề là; Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề theo hướng từng bước chuẩn hoá; Hoàn thiện quy hoạch hệ thống mạng lưới cơ sở dạy nghề...
- Tạo việc làm mới thông qua thúc đẩy đầu tư phát triển KT-XH; Hoàn thiện và phát triển thị trường lao động; Phát triển KH-CN và các lĩnh vực khác…
Nhờ quan tâm khai thác các nguồn vốn đầu tư từ mọi tầng lớp dân cư, từ mọi thành phần kinh tế, từ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; thu hút nguồn vốn ODA, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ …Lượng vốn đầu tư phát triển hàng năm của Hà Nam đạt khoảng 6 nghìn tỷ đồng.
Nững biện pháp hoàn thiện chính sách đầu tư vào khu công nghiệp Đồng Văn I, II, phát triển các khu đô thị mới, đã tạo ra môi trường hấp dẫn, khuyến khích đầu tư vào tỉnh Hà Nam; đặc biệt tỉnh đã hoàn thiện công tác chuẩn bị và xúc tiến đầu tư, bao gồm cả các dự án FDI và ODA. Chú trọng huy động và khai thác các nguồn vốn từ quỹ đất, thu hút các dự án đầu tư theo phương thức BT hoặc BOT…
Vấn đề giải quyết việc làm ổn định cho lao động nông thôn theo hướng đảm bảo sản xuất có lãi được thực hiện thông qua các biện pháp tích cực đưa giống cây, con có giá trị gia tăng cao vào sản xuất; góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất kinh doanh
nông nghiệp mới hiệu quả cao. Tăng cường ứng dụng công nghệ mới tiên tiến như công nghệ sinh học vào sản xuất nông, lâm, thuỷ sản. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản nhằm tạo nhiều việc làm mới, mở rộng thị trường, gia tăng thu nhập cho nông dân, thông qua đó góp phần ổn định xã hội ở nông thôn.
Chú trọng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và ngành công nghiệp nhẹ nhằm thu hút lực lượng lao động ở nông thôn, đặc biệt là lực lượng lao động nữ. Hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động địa phương, an toàn môi trường.