môn trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình
Song song với sự thay đổi của cơ cấu lao động theo ngành, tiểu ngành và theo các địa phương, đội ngũ lao động trong xây dựng nông thôn mới cũng không ngừng có sự chuyển dịch về trình độ chuyên môn. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo trình độ chuyên môn được phản ánh qua các số liệu của bảng 3.17 dưới đây:
Bảng 3.17: Số ngƣời trong độ tuổi lao động có khả năng lao động ở nông thôn phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2011 và 2016
Cả nƣớc Đồng bằng sông Tỉnh Thái
Đơn Hồng Bình
vị tính Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2011 2016 2011 2016 2011 2016
Nghìn 31.996 31.017 7.018 6.697 779 724
Tổng số người
% 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
- Chưa qua đào tạo % 65,86 47,69 46,81
88,84 82,51 84,96
- Đã qua đào tạo nhưng % 18,27 28,98 31,19
không có bằng, chứng chỉ - Sơ cấp % 2,81 4,74 4,77 7,36 5,04 8,45 - Trung cấp % 4,25 3,85 6,48 5,33 5,32 4,56 - Cao đẳng % 1,93 3,26 3,18 5,38 3,09 5,53 - ĐH % 2,17 3,96 3,06 5,23 1,59 3,43 - Khác % 0,06 0,03 0,03 Nguồn: [80, tr.244; 81, tr.141,143].
Các số liệu trên cho thấy, trong giai đoạn 2011-2016 số lượng lao động trong độ tuổi ở nông thôn tỉnh Thái Bình đã qua đào tạo tăng mạnh, tỷ lệ lao động trong độ tuổi ở nông thôn đã qua đào tạo đã tăng từ 15,04% năm 2011 lên 53,19% năm 2016, trong khi tỷ lệ lao động trong độ tuổi ở nông thôn đã qua đào tạo tính trung bình cho cả nước tăng từ 11,16% lên 34,14%, đồng bằng sông Hồng tăng từ 17,49% lên 52,31%. Như vậy, trong giai đoạn 2011-2016, mức tăng 38,15% của tỷ lệ lao động trong độ tuổi ở nông thôn đã qua đào tạo so với
tổng số lao động trong độ tuổi ở nông thôn tỉnh Thái Bình là cao hơn so với mức tăng trung bình của cả nước (22,98%) và đồng bằng sông Hồng (34,82%).
Tình hình thay đổi cụ thể của từng trình độ lao động nông thôn đã qua đào tạo trong giai đoạn 2011-2016 như sau:
Tỷ lệ lao động nông thôn có trình độ sơ cấp trên tổng số lao động nông thôn tăng từ 5,04% năm 2011 lên 8,45% năm 2016, tăng 3,41%, trong khi đối với cả nước tỷ lệ này tăng từ 2,81% lên 4,74% (tăng 1,93%); đồng bằng sông Hồng từ 4,77% lên 7,36% (tăng 2,59%).
Tỷ lệ lao động nông thôn có trình độ trung cấp trên tổng số lao động nông thôn giảm từ 5,32% năm 2011 xuống còn 4,56% năm 2016, giảm 0,76%, trong khi đối với cả nước tỷ lệ này giảm từ 4,25% xuống còn 3,85% (giảm 0,40%); đồng bằng sông Hồng từ 6,48% xuống còn 5,33% (giảm 1,15%).
Tỷ lệ lao động nông thôn có trình độ cao đẳng trên tổng số lao động nông thôn tăng từ 3,09% năm 2011 lên 5,53% năm 2016, tăng 2,44%, trong khi đối với cả nước tỷ lệ này tăng từ 1,93% lên 3,26% (tăng 1,33%); đồng bằng sông Hồng từ 3,18% lên 5,38% (tăng 2,2%).
Tỷ lệ lao động nông thôn có trình độ đại học trở lên trên tổng số lao động nông thôn tăng từ 1,59% năm 2011 lên 3,43% năm 2016, tăng 1,84%, trong khi đối với cả nước tỷ lệ này tăng từ 2,17% lên 3,96% (tăng 0,06%); đồng bằng sông Hồng từ 3,06% lên 5,23% (tăng 2,27%).
Những phân tích trên cho thấy, sự gia tăng của đội ngũ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo ở nông thôn tỉnh Thái Bình chủ yếu do đã có sự tách bạch trong số liệu điều tra giữa các nhóm lao động chưa qua đào tạo và đã qua đào tạo nhưng không có bằng, chứng chỉ: Đối với tỉnh Thái Bình tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo ở nông thôn năm 2016 chiếm 31,19%, cả nước - 18,27%, đồng bằng sông Hồng - 28,98%. Đóng góp thực sự vào sự gia tăng trình độ lao động nông thôn là sự gia tăng của các nhóm lao động có trình độ sơ cấp, cao đẳng và từ đại học trở lên. Tuy nhiên, có thể khẳng định là sự đóng góp đó còn rất thấp: Mức tăng của tỷ lệ lao động các nhóm này trong
giai đoạn 2011-2016 chỉ là 5,88%; cả nước - 3,32%; đồng bằng sông Hồng - 4,82%. Hơn thế nữa, trong số 3 nhóm lao động nông thôn phân theo trình độ chuyên môn kể trên thì đóng góp nhiều nhất vào chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn lại thuộc về nhóm lao động trình độ sơ cấp.
Tình hình trên đây cho thấy, mặc dù trong quá trình xây dựng nông thôn mới cơ cấu lao động nông thôn theo trình độ chuyên môn ở tỉnh Thái Bình đã có sự chuyển dịch tích cực, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo với các trình độ sơ cấp, cao đẳng và từ đại học trở lên tăng nhanh hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nước và Đồng bằng sông Hồng, tuy nhiên nhìn chung phần lớn lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn ở trình độ chuyên môn thấp.
Kết quả phân tích kể trên về cơ bản cũng tương đồng với phân tích các số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2017, thể hiện qua bảng 3.15 dưới đây:
Bảng 3.18: Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo giai đoạn 2011-2017
ĐVT: %
Tỉnh Thái Bình Cả nước
Tổng số Thành thị Nông thôn Tổng số Thành thị Nông thôn
2011 14,64 42,05 11,65 15,4 30,9 9,0 2012 14,10 41,70 11,50 16,6 31,7 10,1 2013 13,10 41,00 10,60 17,9 33,7 11,2 2014 15,00 46,00 12,30 18,2 34,3 11,2 2015 12,70 35,40 10,50 19,9 36,3 12,6 2016 13,50 34,30 11,50 20,6 37,2 12,8 Sơ bộ 2017 15,40 33,10 13,60 24,0 37,9 13,7 Nguồn: [12, tr.48; 13, tr.57; 82, tr.142].
Theo các số liệu kể trên, trong giai đoạn 2011-2017 tỷ lệ đã qua đào tạo của lao động đang làm việc ở nông thôn trên địa bàn tỉnh có sự thay đổi không đáng kể và nhìn chung luôn ở mức thấp: cao nhất là năm 2017 đạt mức 13,6%, thấp nhất là năm 2015 - 10,05%. Trong suốt giai đoạn trên tỷ lệ đã qua đào tạo của lao động đang làm việc ở nông thôn luôn thấp hơn tỷ lệ đã qua
đào tạo của lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh và đặc biệt là thấp hơn nhiều so với tỷ lệ đã qua đào tạo của lao động đang làm việc ở thành thị trên địa bàn tỉnh: Năm 2011 thấp hơn so với thành thị là 30,4%; năm 2012 - 30,2%; năm 2013 -30,4%; năm 2014 - 33,7%; năm 2015 - 24,9%; năm 2016 - 22,8%; năm 2017 - 19,5%. Mặc dù các số liệu trên cũng cho thấy xu hướng ngày càng giảm chênh lệch giữa các số liệu về tỷ lệ đã qua đào tạo của lao động đang làm việc ở thành thị so với ở nông thôn trên địa bàn tỉnh từ năm 2014 đến năm 2017, tuy nhiên nguyên nhân của sự giảm mức chênh lệch không hoàn toàn do sự gia tăng của tỷ lệ đã qua đào tạo của lao động đang làm việc ở nông thôn, mà xuất phát cả từ nguyên nhân giảm sút của tỷ lệ đã qua đào tạo của lao động đang làm việc ở thành thị trong những năm đó.
Nếu so sánh với tình hình chung của cả nước thì tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của lao động đang làm việc ở nông thôn trên địa bàn tỉnh khá tương đồng với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của lao động đang làm việc ở nông thôn nói chung trên phạm vi cả nước. Trong các năm 2011, năm 2012, năm 2014 tỉnh Thái Bình có mức tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của lao động đang làm việc ở nông thôn cả nước, mức cao hơn nhiều nhất là 2,65% vào năm 2011. Trong các năm 2013, năm 2015, năm 2016, năm 2017 Tỉnh có mức tỷ lệ thấp hơn so với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của lao động đang làm việc ở nông thôn cả nước, trong đó thấp nhất là năm 2015 - thấp hơn mức trung bình của cả nước là 2,1%.