Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo phƣơng diện ngành và tiểu ngành trong quá trình xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 86 - 95)

ngành và tiểu ngành trong quá trình xây dựng nông thôn mới

biểu hiện thông qua sự biến động của số lượng lao động đang làm việc ở nông thôn trong tổng lực lượng lao động của tỉnh. Tình hình cụ thể được phản ánh qua các số liệu của bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trên địa bàn tỉnh Thái Bình phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2011-2017

ĐVT: Nghìn người Tổng số Thành thị Nông thôn 2011 1006,00 99,00 907,00 2012 1098,30 92,30 1006,00 2013 1085,20 89,10 996,10 2014 1097,20 87,90 1009,30 2015 1099,40 94,60 1004,80 2016 1085,10 95,40 989,70 Sơ bộ 2017 1091,40 100,70 990,70 Nguồn: [12, tr.45; 13, tr.55].

Phân tích so sánh những số liệu trên với những số liệu về lực lượng lao động của tỉnh cho thấy, trong giai đoạn 2011-2017, tỷ trọng lao động đang làm việc trong lực lượng lao động, ngoại trừ năm 2011 đạt mức thấp là 72,11%, từ năm 2012 đến năm 2017 đều đạt mức trên 98%, trong đó năm 2015 đạt mức cao nhất là 98,97%. Các số liệu trên cũng cho thấy tỷ trọng lao động đang làm việc trong lực lượng lao động ở thành thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh có sự khác nhau. Nếu như vào năm 2011 và năm 2015, tỷ trọng lao động đang làm việc trong lực lượng lao động ở thành thị cao hơn so với nông thôn, thì trong các năm khác, tỷ trọng lao động đang làm việc trong lực lượng lao động ở nông thôn luôn ở mức cao hơn so với thành thị. Cụ thể mức chênh lệch giữa tỷ trọng lao động đang làm việc trong lực lượng lao động ở nông thôn so với thành thị như sau: Năm 2011 tỷ trọng lao động đang làm việc trong lực lượng lao động ở nông thôn so với thành thị thấp hơn là 0,16%; năm 2012 - cao hơn 6,01%; năm 2013 - cao hơn 5,83%; năm 2014 - cao hơn

4,66%; năm 2015 - thấp hơn 0,55%; năm 2016 - cao hơn 2,26%; năm 2017 - cao hơn 2,17% [12, tr.45; 13, tr.55].

Nếu xét theo ngành thì lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trên địa bàn tỉnh. Tình hình cụ thể như sau: năm 2012 số lao động làm việc trong ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản là 603,2 nghìn người (chiếm 54,92% tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trên địa bàn tỉnh); năm 2013 - 597,44 nghìn người (chiếm 55,05%); năm 2014 - 589,24 nghìn người (chiếm 53,70%); năm 2015 - 570,39 nghìn người (chiếm 51,88%); năm 2016 - 551,08 nghìn người (chiếm 50,79%); năm 2017 - 450,1 nghìn người (chiếm 41,24%) [12, tr.46; 13, tr.56] .

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016 cùng với sự tích cực triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, tình hình cơ cấu lao động theo ngành ở nông thôn đã có sự chuyển dịch, tình hình cụ thể được thể hiện qua các số liệu của bảng 3.7 dưới đây:

Bảng 3.7: Cơ cấu phân theo hoạt động chính của số ngƣời trong độ tuổi lao động có khả năng lao động ở nông thôn năm 2011 và 2016

Đơn vị tính: %

2011 2016 Tăng, 2011 2016 Tăng, 2011 2016 Tăng,

giảm giảm giảm

Nông nghiệp 55,22 46,97 -8,25 40,67 29,3 -11,37 46,68 31,43 -15,25 Lâm nghiệp 0,44 0,83 0,39 0,11 0,15 0,04 0,02 0,02 0,00 Thuỷ sản 3,93 3,59 -0,34 1,85 1,8 -0,05 1,08 1,75 0,67 Diêm nghiệp 0,11 0,07 -0,04 0,12 0,05 -0,07 0,07 0,01 -0,06 Công nghiệp 12,36 17,22 4,86 20,78 29,53 8,75 18,31 28,68 10,37 Xây dựng 5,93 6,89 0,96 10,36 10,47 0,11 12,57 14,11 1,54 Thương nghiệp 8,35 8,07 -0,28 10,94 10,96 0,02 8,95 10,06 1,11 Vận tải 1,76 2,7 0,94 2,74 3,8 1,06 1,92 2,96 1,04 Dịch vụ khác 10,42 10,85 0,43 11,5 12,38 0,88 8,88 9,8 0,92 Hộ khác 1,49 2,81 1,32 0,92 1,56 0,64 0,85 1,18 0,33 Nguồn: [80, tr.251, 254; 81, tr.141,143].

Phân tích các số liệu trên cho thấy, trong giai đoạn 2011-2016 trên địa bàn nông thôn của tỉnh Thái Bình, số lượng lao động nông nghiệp theo nghĩa hẹp đã giảm 37,41%, nhanh hơn so với mức giảm 17,54% của cả nước và 31,26% của Đồng bằng sông Hồng. Đồng thời, tỷ trọng lao động nông nghiệp theo nghĩa hẹp trong tổng số lao động nông thôn cũng giảm 15,25%, từ 46,68% năm 2011 xuống còn 31,43% vào năm 2016, nhanh hơn so với mức giảm chung của cả nước (8,25%) và mức giảm của Đồng bằng sông Hồng (11,37%). Đến năm 2016, tỷ trọng lao động nông nghiệp theo nghĩa hẹp trong tổng số lao động nông thôn của tỉnh Thái Bình ở mức thấp hơn so với mức trung bình chung của cả nước, những vẫn cao hơn so với mức trung bình của Đồng bằng sông Hồng.

Lao động trong ngành lâm nghiệp do đặc thù là tỉnh đồng bằng, điều kiện để phát triển lâm nghiệp không nhiều, đã tiếp tục giảm về số lượng, năm 2016 so với năm 2011 đã giảm 7,04%, trái ngược so với mức tăng mạnh của cả nước (tăng 83,15%) và đồng bằng sông Hồng (tăng 25,6%).

Lao động thuỷ sản có mức tăng mạnh là 51,34%, trái ngược so với xu hướng giảm số lượng lao động thuỷ sản của cả nước: giảm 11,44% và đồng bằng sông Hồng giảm 6,94%. Kết quả là tỷ trọng lao động thuỷ sản trong tổng lao động nông thôn của tỉnh tăng từ 1,08% năm 2011 lên 1,75% năm 2016. Mặc dù có mức tăng cao song so với cả nước và đồng bằng sông Hồng thì tỷ trong lao động thuỷ sản trong tổng số lao động nông thôn vẫn đang ở mức thấp hơn. Tình hình đó cho thấy trong nội bộ ngành nông nghiệp, vẫn còn dư địa để chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động thuỷ sản.

Cũng như tình hình chung của cả nước và Đồng bằng sông Hồng, lao động trong ngành diêm nghiệp ở nông thôn tỉnh Thái Bình có xu hướng giảm nhiều cả về số lượng tuyệt đối và tương đối. Số lượng lao động diêm nghiệp năm 2016 giảm 86,72% so với năm 2011, nhanh hơn so với mức giảm trung bình cả nước (giảm 38,31%) và mức giảm của đồng bằng sông Hồng (giảm 60,24%). Tỷ trọng lao động diêm nghiệp trong tổng số lao động nông thôn giảm từ 0,07% năm 2011 xuống còn 0,01% năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu là do công nghệ thấp, giá thành cao, sản xuất kinh doanh hiệu quả thấp.

Lao động trong ngành công nghiệp ở nông thôn có sự gia tăng mạnh mẽ theo xu hướng chung của nông thôn cả nước. Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Bình những năm qua đồng thời là quá trình thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Lao động công nghiệp năm 2016 tăng 45,62% so với năm 2011, cao hơn mức tăng trung bình của cả nước (35,6%) và đồng bằng sông Hồng (35,6%). Mức gia tăng tỷ trọng lao động công nghiệp là 10,37%, cao hơn so với mức tăng chung của cả nước (4,86%) và mức giảm của Đồng bằng sông Hồng (8,75%). Sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng lao động công nghiệp trong xây dựng nông thôn mới đã nâng tỷ trọng lao động công nghiệp trong tổng số lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh từ 18,31% năm 2011 lên 28,68% năm 2016. Tỷ lệ này cao hơn so với mức trung bình cả nước (17,22%), những vẫn thấp hơn một chút so với mức trung bình của đồng bằng sông Hồng (29,53%).

Lao động trong ngành xây dựng cũng không ngừng tăng lên mặc dù chậm hơn so với mức tăng của lao động công nghiệp. Số lượng lao động xây dựng năm 2016 tăng 4,35% so với năm 2011, thấp hơn so với mức trung bình cả nước (tăng 12,66%) nhưng cao hơn so với đồng bằng sông Hồng (giảm 3,6%). Sự gia tăng số lượng lao động xây dựng trong xây dựng nông thôn mới đã nâng tỷ trọng lao động xây dựng trong tổng số lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh từ 12,57% năm 2011 lên 14,11% năm 2016. Tỷ lệ này cao hơn so với mức trung bình cả nước (6,89%) và đồng bằng sông Hồng (10,47%).

Lao động trong ngành dịch vụ ở nông thôn có xu hướng tăng. Mức gia tăng tỷ trọng lao động dịch vụ là 3,07%, cao hơn so với mức tăng chung của cả nước (1,09%) và mức giảm của Đồng bằng sông Hồng (1,96%). Lao động trong ngành thương nghiệp có sự gia tăng về số lượng. Năm 2016 số lượng lao động thương nghiệp tăng 4,49% so với năm 2011, trái ngược với xu hướng giảm của cả nước (giảm 6,29%) và đồng bằng sông Hồng (giảm 4,41%). Sự gia tăng số lượng thương nghiệp xây dựng trong xây dựng nông thôn mới đã nâng tỷ trọng lao động thương nghiệp trong tổng số lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh từ 9,85% năm 2011 lên 10,06% năm 2016. Tỷ lệ này cao hơn so với mức trung bình cả nước (8,07%) và đồng bằng sông Hồng (10,96%).

Lao động trong ngành vận tải tăng mạnh về số lượng. Số lượng lao động trong ngành dịch vụ vận tải năm 2016 tăng 43,32% so với năm 2011, thấp hơn mức tăng trung bình của cả nước (tăng 48,97%), cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Hồng (32,46%). Đến năm 2016 tỷ trọng lao động vận tải trong tổng số lao động nông thôn của tỉnh là 2,96%, có hơn so với năm 2011 (1,92%) và cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước (2,7%), nhưng thấp hơn so với tỷ lệ trung bình của đồng bằng sông Hồng (3,8%). Lao động trong các ngành dịch vụ khác năm 2016 tăng 2,6% so với năm 2011, cao hơn mức tăng chung của cả nước (0,9%) và thấp hơn mức tăng của Đồng bằng sông Hồng. Tỷ trọng loại lao động này trong tổng số lao động nông thôn của tỉnh tăng đã từ 8,88% năm 2011 lên 9,8% năm 2016 song vẫn thấp hơn múc trung bình cả nước (10,85%) và đồng bằng sông Hồng (12,38).

Nếu tính tổng thể theo các nhóm ngành, số lượng lao động nông lâm nghiệp và thuỷ sản giai đoạn 2011-2016 giảm 30,98% (lao động công nghiệp và xây dựng tăng 37,35%; lao động dịch vụ tăng 14,76%. Nhờ đó cơ cấu lao động nông thôn trong xây dựng nông thôn mới đã có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 47,78% năm 2011 xuống còn 33,20% năm 2019; tỷ trọng lao động công nghiệp tăng từ 30,95% lên 42,80%; lao động dịch vụ tăng từ 17,95% lên 22,82%. Đến năm 2016, trong cơ cấu lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động nông thôn ở mức thấp hơn so với cả nước (51,39%) song cao hơn so với đồng bằng sông Hồng (31,25%); tỷ trọng lao động công nghiệp cao hơn so với cả nước (24,18%) và đồng bằng sông Hồng (40,05%); tỷ trọng lao động dịch vụ cao hơn so với cả nước (21,62%) song thấp hơn so với đồng bằng sông Hồng (27,14%).

Sự chuyển dịch của cơ cấu lao động nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vừa là tiền đề, vừa là kết quả của sự chuyển dịch ngành nghề kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn. Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của các hộ nông thôn được phản ánh cụ thể qua các số liệu của bảng 3.8 dưới đây:

Bảng 3.8: Tình hình chuyển dịch ngành nghề của hộ nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2016

Số hộ Cơ cấu (%) 2011 2016 2011 2016 Tăng, giảm Hộ nông nghiệp 271.49 205.377 52,81 38,55 -14,26 Hộ Lâm nghiệp 46 5 0,01 0,00 -0,01 Hộ thuỷ sản 7.972 8.955 1,55 1,68 0,13 Hộ diêm nghiệp 308 44 0,06 0,01 -0,05 Hộ công nghiệp 58.47 98.642 11,37 18,52 7,15 Hộ xây dựng 44.362 58.378 8,63 10,96 2,33 Hộ thương nghiệp 37.067 43.551 7,21 8,17 0,96 Hộ vận tải 7866 14.007 1,53 2,63 1,10 Hộ dịch vụ khác 34.74 36.821 6,76 6,91 0,15 Hộ khác 51.786 66.979 10,07 12,57 2,50

Hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 279.508 214.337 54,37 40,23 -14,14 Hộ công nghiệp và xây dựng 103.14 157.064 20,06 29,48 9,42

Hộ dịch vụ 79.673 94.379 15,50 17,72 2,22

Tổng số 514.107 532.759 100 100 0,00

Nguồn: [2].

Rõ ràng là, để hộ nông thôn có thể thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh cần có số lượng lao động nhất định, sự biến đổi của số hộ đồng thời cũng phản ánh sự biến đổi nhất định của số lao động, do đó, để nghiên cứu về chuyển dịch lao động có thể sử dụng kết quả chuyển dịch ngành nghề sản xuất kinh doanh của hộ nông thôn. Những số liệu của Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản tỉnh Thái Bình các năm 2011 và 2016 cũng khẳng định rằng, trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã có sự chuyển dịch đáng kể cơ cấu lao động cùng với sự biến động của cơ cấu hộ nông thôn.

Tổng số hộ nông thôn trong giai đoạn này tăng 3,63% phù hợp với xu hướng tăng của lao động từ 15 tuổi trở lên làm việc ở nông thôn của cả giai đoạn (9,1%) [12, tr.45; 13, tr.55]. Mức tăng của số hộ thấp hơn mức tăng của số lao động từ 15 tuổi trở lên làm việc ở nông thôn có thể phản ánh sự gia tăng về quy mô lao động của một số hộ nông thôn.

Kết quả điều tra cho thấy, năm 2016 số lượng hộ sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn nông thôn của tỉnh đã giảm 23,32% so với năm 2011 (nhanh hơn so với mức giảm trung bình của cả nước: 10,03% và mức giảm trung bình của vùng Đồng bằng sông Hồng: 21,92%). Cụ thể là số hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo nghĩa hẹp giảm 24,35% (cả nước: giảm 11,64%; vùng Đồng bằng sông Hồng: giảm 22,97%); số hộ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp giảm 89,13% (cả nước: tăng 111,52%; vùng Đồng bằng sông Hồng: tăng 29,58%); trong khi đó số hộ sản xuất kinh doanh thuỷ sản tăng 12,33% so với năm 2011 (cả nước: tăng 2,91%; vùng Đồng bằng sông Hồng: tăng 1,95%) [81, tr.128]. Như vậy, kết quả phân tích sự biến động cơ cấu hộ sản xuất kinh doanh trong ngành nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp đều cho thấy rõ rằng, đã có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp theo nghĩa hẹp và lao động lâm nghiệp, tăng tỷ trọng của lao động thuỷ sản. Xu hướng này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp của tỉnh Thái Bình: mặc dù trong giai đoạn 2012-2017 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp tăng 12,19% song tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm từ 80,76% xuống còn 75,71%; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giảm 1,94%, tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm từ 0,08% xuống còn 0,06%; giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng 52,96%, tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng từ 19,17% lên 24,43% [12, tr.225, 264, 275; 13, tr.304, 343, 356].

Trong giai đoạn 2011-2016, số lượng các hộ sản xuất kinh doanh công nghiệp và xây dựng tăng 52,28% (cả nước: tăng 41,79%; vùng Đồng bằng sông Hồng: tăng 39,58%), trong đó số hộ sản xuất kinh doanh công nghiệp tăng 68,71% (cả nước: tăng 50,74%; vùng Đồng bằng sông Hồng: tăng 55,14%); số hộ sản xuất kinh doanh xây dựng tăng 31,59% (cả nước: tăng 24,38%; vùng Đồng bằng sông Hồng: tăng 9,8%). Số hộ kinh doanh dịch vụ

tăng 18,46% (cả nước: tăng 10,7%; vùng Đồng bằng sông Hồng: tăng 10,16%), trong đó số hộ kinh doanh thương nghiệp tăng 17,49%(cả nước: tăng 1,17%; vùng Đồng bằng sông Hồng: tăng 3,14%); số hộ kinh doanh vận tải tăng 78,07%(cả nước: tăng 59,75%; vùng Đồng bằng sông Hồng: tăng 54,7%). Các loại hộ khác tăng 29,34%(cả nước: tăng 49,03%; vùng đồng bằng sông Hồng: tăng 40,49%) [81, tr.128].

Những phân tích trên cho thấy, trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình từ 2011 đến nay, cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực theo ngành: tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm nhanh kéo theo sự giảm xuống của tỷ trọng số hộ sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trong tổng số hộ nông thôn giảm từ 54,37% xuống còn 40,23% (cả nước giảm từ 62,15% xuống còn 53,66%; vùng Đồng bằng sông Hồng: giảm từ 47,44% xuống còn 35,55%); tỷ trọng lao động công nghiệp tăng kéo theo sự gia tăng của tỷ trọng hộ sản xuất kinh doanh công nghiệp và xây dựng trong tổng số hộ nông thôn tăng từ 20,06 lên 29,48% (cả nước tăng từ 15,03% lên 20,45%; vùng Đồng bằng sông Hồng: tăng từ 23,48% lên 31,46%); sự tăng lên của số lượng lao động dịch vụ song hành với sự gia tăng của tỷ trọng hộ kinh doanh dịch vụ trong tổng số hộ nông thôn từ 15,50% lên 17,72% (cả nước tăng từ 18,41% lên 19,58%; vùng Đồng bằng sông Hồng:

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 86 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w