Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ mới vào phát triển kinh tế xã hội nông thôn trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 148 - 153)

xã hội nông thôn trên địa bàn tỉnh

Ứng dụng công nghệ mới có tác động rất lớn đến CDCCKT trong xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH bởi lẽ sẽ tạo ra sự giải phóng lao động do tăng năng suất lao động ở ngành này và tạo ra cầu mới với sự hình thành, phát triển các ngành kinh tế mới. Để thúc đẩy hợp lý CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới cần thực hiện giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ mới vào phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu của giải pháp là tạo ra điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất lao động, giải phóng lao động nông nghiệp, đồng thời tạo việc làm mới thu nhập cao, góp phần thu hút lao động nông nghiệp được giải phóng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Nội dung giải pháp bao gồm các biện pháp:

- Tiếp tục tăng cường khuyến nông, lâm, ngư và phát triển các dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp để đưa công nghệ, kỹ thuật mới tiên tiến bộ, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi có

khả năng thích nghi và có năng suất cao vào sản xuất, kinh doanh; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ khí hoá các khâu sản xuất nhằm tiết kiệm lao động, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản hàng hoá, tạo thuận lợi cho giải phóng lao động từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh sang lao động trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

- Tăng cường ững dụng công nghệ mới vào phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biện các sản phẩm của các ngành chăn nuôi, ngành thuỷ sản và chế biến rau quả trên địa bàn nông thôn của tỉnh. Cần khuyến khích các đơn vị kinh tế thuộc thành phần kinh tế tư nhân đầu tư ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển công nghệ sau thu hoạch để giảm bớt thất thoát sau thu hoạch, hoàn thiện khâu đóng gói, tăng cường chế biến sâu để tăng thêm giá trị gia tăng của hàng hoá nông sản.

- Kết hợp hợp lý công nghệ nhiều trình độ thông qua cải tiến những công nghệ sử dụng nhiều lao động để thu hút nguồn lao động nông nghiệp dôi dư, đồng thời tranh thủ phát triển công nghiệp công nghệ cao phù hợp với khả năng của tỉnh.

- Trong giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đang diễn ra mạnh mẽ cần tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện phương thức tổ chức và quản lý khoa học sự phát triển của các ngành dịch vụ tài chính, dịch vụ tín dụng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ du lịch để vừa phục vụ quá trình phát triển kinh tế nông thôn vừa tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực dịch vụ thúc đẩy CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình.

Cần chú trọng tích cực ứng dụng công nghệ mới hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, nhờ đó không ngừng nâng cao năng suất lao động nông nghiệp. Phải coi việc tích cực ứng dụng công nghệ mới hiện đại vào sản xuất nông nghiệp là các giải pháp quan trọng để giải phóng sức lao động nông nghiệp cho phát triển các ngành khác và đẩy nhanh chuyển dịch lao động trong xây dựng nông thôn mới. Những biện pháp cụ thể để nâng cao năng suất nông nghiệp bao gồm:

+ Tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Với các địa bàn trọng điểm của tỉnh về sản xuất nông nghiệp như các huyện gồm huyện Đông Hưng, huyện Vũ Thư, huyện Hưng Hà phải đẩy mạnh ứng dụng giống cây trồng mới như các giống lúa, giống ngô có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, đồng thời đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng phục vụ thị trường.

+ Đẩy mạnh quá trình cơ khí hoá lao động vào các khâu sản xuất nông nghiệp ở những địa bàn nông thôn trọng điểm về nông nghiệp của tỉnh.

+ Tăng cường ứng dụng tại các cơ sở sản xuất của tỉnh những công nghệ bảo quản tiên tiến vào các khâu bảo quản sau thu hoạch nhằm giảm mức độ thất thoát, đảm bảo chất lượng và tăng giá trị nông sản.

Những nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện đến 2025 bao gồm:

+ Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông, điện tử, tự động hoá, vật liệu mới và công nghệ sinh học vào sản xuất kinh doanh theo phương châm "đi tắt, đón đầu", đẩy nhanh đổi mới công nghệ để CDCCKT theo hướng phát triển nhanh hơn các ngành công nghiệp và dịch vụ, từ đó đẩy mạnh CDCCLĐ theo ngành.

+ Trong xây dựng nông thôn mới để ứng dụng khoa học công nghệ gia tăng tác động đẩy nhanh CDCCLĐ nông thôn cần rút ngắn thời gian chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vì ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp chỉ đạt hiệu quả khi có quy mô sản xuất phù hợp, đòi hỏi diện tích đất phù hợp với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu, do cần nghiên cứu áp dụng mô hình cánh đồng lớn đối với ngành trồng trọt đồng thời tập trung phát triển các vùng, khu nông nghiệp công nghệ cao dựa trên sử dụng những thành tựu mới về công nghệ sinh học, công nghệ an toàn vệ sinh thực phẩm theo các tiêu chuẩn VietGAP, AseanGAP... Để hạn chế rủi ro cho sản xuất nông nghiệp cần áp dụng những kỹ thuật thú y hiện đại, kịp thời phòng, chống và ứng phó với dịch bệnh trong chăn nuôi và thuỷ hải sản.

+ Một hướng quan trọng của ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông thôn tạo thuận lợi cho CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới là nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cư dân nông thôn, đồng thời chú trọng ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học, đặc biệt tại các có vùng biển, vùng rừng ngập mặn. Ngoài ra, ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông thôn phải tập trung ô nhiễm môi trường trong các làng nghề, khu, cụm công nghiệp và xử lý rác thải nông thôn.

KẾT LUẬN

Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới là phương thức đặc biệt quan trọng trong phát huy yếu tố con người trong xây dựng nông thôn mới, do đó phải được coi trọng trong toàn bộ quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam trên phạm vi cả nước cũng như tại từng địa phương, trong đó có tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù của quá trình xây dựng nông thôn mới, CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn từng địa phương không được thực hiện một cách cưỡng ép, máy móc, dập khuôn, mà phải căn cứ vào những đặc điểm cụ thể của địa phương về lao động cũng như điều kiện sản xuất kinh doanh; phải tính đến các biện pháp hình thành kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp đối với bộ phận nguồn lao động nông thôn cần chuyển từ lao động trong nông nghiệp sang lao động trong công nghiệp và dịch vụ; phải hướng tới tập trung vào tạo việc làm cùng các điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh tại chỗ, thay vì di chuyển lao động tới các địa bàn khác.

Phân tích thực trạng CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình trong những năm qua cho thấy, Tỉnh đã có nhiều nỗ lực chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới. Mặc dù đã đạt được những kết quả rất tích cực, tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Thái Bình vẫn còn chậm và còn cách xa so với yêu cầu quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, tỷ trọng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm chậm, trong tổng số người trong độ tuổi lao động có tham gia hoạt động nông nghiệp thì lao động chuyên nông nghiệp (thuần nông) vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn; tỷ lệ lao động nông nghiệp kiêm ngành nghề khác và lao động phi nông nghiệp có hoạt động phụ nông nghiệp còn thấp, trình độ chuyên môn của lao động nông thôn vẫn còn rất thấp trước yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường.

Có nhiều yếu tố cản trở quá trình CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh như yếu tố truyền thống, tập quán, mức độ phát triển của các ngành kinh tế, chất lượng nguồn lao động, sự hạn hẹp về nguồn tài chính… Từ nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn và đánh giá thực trạng CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình, để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh thời gian tới cần tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong sự gắn kết hữu cơ với nhau: nhóm giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế nông thôn bao gồm tiếp tục hợp lý hóa sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn nhằm thu hút lao động dôi dư từ sản xuất nông nghiệp, đẩy nhanh đô thị hoá trên các địa bàn nông thôn; nhóm giải pháp về nguồn nhân lực, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, tăng cường ứng dụng công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình là vấn đề thực tiễn vô cùng phức tạp. Trong luận án mới chỉ sử dụng cách tiếp cận kinh tế chính trị để phân tích đánh giá và đề xuất các giải pháp chủ yếu về cơ chế, chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động đảm bảo thực hiện hiệu quả quá trình xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở kết quả của luận án, có thể tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về chuyển dịch cơ cấu lao động trong từng ngành, từng địa phương trong tỉnh, giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 148 - 153)