Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 72 - 73)

- Về vị trí địa lý: Thái Bình là tỉnh ven biển, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Phía Bắc của tỉnh giáp với tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng; phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Nam Định và Hà Nam; phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ. Nhìn chung vị trí địa lý của tỉnh trong kết nối vùng đã tạo ra những thuận lợi nhất định cho phát triển KT-XH nói chung và chuyển dịch cơ cấu lao động trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới nói riêng.

Về tài nguyên đất đai và nguồn nước: Thái Bình có tổng diện tích đất năm 2013 là 157.079ha và đến năm 2017 tăng lên đến 158.635ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 108.635ha (chiếm 68,13%); đất phi nông nghiệp - 50.078ha (chiếm 31,57%) và đất chưa sử dụng - 479ha (chiếm 0.3%) [133,

tr.18, 21]. Đất đai của Thái Bình chủ yếu là đất phù sa do hệ thống sông Hồng bồi đắp, do đó có độ màu mỡ cao. Với hệ thống sông khá dày đặc, Thái Bình có nguồn nước dồi dào, đáp ứng cho sản xuất và đời sống. Như vậy, những điều kiện về đất đai và nguồn nước là rất thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng.

là Thái Bình, Diêm Điền, Trà Lý, Lân, Ba Lạt, có nhiều bãi ngang rộng và hàng chục ngàn km2 vùng lãnh hải. Đó là những điều kiện thuận lợi cho Thái Bình phát triển kinh tế biển với các ngành thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Với 6.500ha ao, hồ trên địa bàn tỉnh nằm xen kẽ trong đất thổ cư, ven làng và diện tích lớn mặt nước của 4 sông lớn chảy qua là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá lồng. Khu vực cửa sông và ven bờ là điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản như tôm, cua, sò, nghêu, cá... Vùng ven biển có điều kiện để sản xuất muối.

-Về tài nguyên khoáng sản: Thái Bình có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như: Mỏ nước khoáng thiên nhiên, mỏ khí đốt hàm Rồng - Tiền Hải cho phép khai thác sản lượng bình quân mỗi năm đến hàng chục triệu m3 khí thiên nhiên để phát triển các loại hình sản xuất công nghiệp như: Đồ sứ, thuỷ tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng… Qua khảo sát, thăm dò, Thái Bình còn có than nâu, thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng, được các nhà khoa học đánh giá có trữ lượng rất lớn (trên 50 tỷ tấn).

-Tài nguyên du lịch: Thái Bình có nhiều cảnh quan thiên nhiên tích hợp cho phát triển du lịch biển như các cồn đảo ven biển gồm Cồn Vành, Cồn thủ, Cồn Đen…; có nhiều loài chim quý, rừng ngập mặn với phong cảnh hoang dã,... Thái Bình cũng có nhiều di tích, gắn với lễ hội truyền thống, nhiều công trình văn hoá đã được xếp hạng, làng nghề, xã nghề truyền thống... Đó là những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái cộng

đồng và văn hoá.

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 72 - 73)