Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 73 - 80)

Về dân số và nguồn lao động:

Thái Bình là tỉnh có nguồn dân số và lao động khá dồi dào. Tình hình cụ thể được phản ánh qua các số liệu của bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1: Dân số trung bình phân theo giới tính và thành thị, nông thôn giai đoạn 2011-2017

ĐVT: Nghìn người

Năm Tổng số Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2011 1785,90 863,40 922,50 178,60 1607,30 2012 1787,45 865,20 922,24 178,73 1608,72 2013 1788,13 865,21 922,92 178,84 1609,30 2014 1788,75 865,10 923,65 179,04 1609,71 2015 1789,16 864,89 924,27 187,51 1601,65 2016 1789,94 865,16 924,78 187,86 1602,08 Sơ bộ 2017 1791,51 866,14 925,37 188,22 1603,29 Năm 2017 so với 100.31 100.32 100.31 105.38 99.75 năm 2011 (%) Nguồn: [12, tr.38; 13, tr.48].

Những số liệu trên cho thấy, dân số của tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm. Trong giai đoạn 2011 - 2017, tổng dân số của tỉnh tăng 0,31%. Trong cơ cấu dân số của tỉnh, dân số thành thị chiếm tỷ trọng không nhiều song có xu hướng tăng lên cả về số lượng tuyệt đối và về tỷ trọng: Về số lượng tuyệt đối dân số thành thị năm 2012 tăng lên so với năm 2011 là 0,07%; năm 2013 - 0,06%; năm 2014 - 0,11%; năm 2015 - 4,74%; năm 2016

- 0,19%; năm 2017 - 0,51%. Tính cả giai đoạn 2011 - 2017 dân số thành thị trên địa bàn tỉnh tăng 5,38%. Về tỷ trọng từ năm 2011 đến năm 2013 dân số thành thị chiếm 10% tổng dân số; năm 2014 - 10,01%; năm 2015 - 10,48%; năm 2016 - 10,5%; năm 2017 - 10,51%.

Dân số nông thôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dân số. Trong giai đoạn 2011 - 2013 số lượng dân số nông thôn tăng dần và đạt đỉnh vào năm 2014; năm 2015 giảm 0,5%; năm 2016 tăng 0,03%; năm 2017 tăng 0,08%. Nếu xét theo tỷ trọng trong cơ cấu dân số toàn tỉnh, dân số nông thôn đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây, xét cả giai đoạn 2011 - 2017 dân số nông thôn giảm 0,25%.

Tình hình biến động cụ thể của dân số nông thôn theo địa bàn lãnh thổ các huyện trong Tỉnh được phản ánh qua các số liệu của bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2: Dân số trung bình nông thôn tỉnh Thái Bình phân theo các huyện giai đoạn

ĐVT: Nghìn người

Năm Năm Năm Năm Năm Năm SB 2017/2011

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 (%) Tổng số 1607,30 1608,72 1609,30 1609,71 1601,65 1602,08 1603,29 99,75 Thành phố 76,40 77,31 77,34 77,35 70,69 70,70 71,47 93,55 Thái Bình Huyện 218,70 218,61 218,68 218,70 218,40 218,48 218,58 99,95 Quỳnh Phụ Huyện Hưng 226,10 226,29 226,40 226,44 226,28 226,32 226,22 100,05 Hà Huyện Đông 229,10 229,10 229,20 229,31 229,26 229,29 229,21 100,05 Hưng Huyện Thái 236,80 236,90 236,99 237,07 236,90 237,05 237,75 100,40 Thuỵ Huyện Tiền 203,20 203,39 203,48 203,48 203,02 203,14 203,11 99,96 Hải Huyện Kiến 203,00 203,00 203,13 203,21 202,94 202,94 202,84 99,92 Xương Huyện Vũ 214,00 214,12 214,09 214,16 214,16 214,16 214,11 100,05 Thư Nguồn: [12, tr.41; 13, tr.51].

Những số liệu trên cho thấy khác với xu hướng chung của toàn tỉnh, dân số nông thôn có sự biến động không đều giữa các huyện trong tỉnh. Trong giai đoạn 2011-2017 dân số nông thôn của các địa phương như Thành phố Thái Bình, Huyện Quỳnh Phụ, Huyện Tiền Hải, Huyện Kiến Xương có xu hướng giảm, trong đó dân số nông thôn của Thành phố Thái Bình giảm nhiều nhất - 6, 45%. Trong khi đó, tại các địa phương khác như Huyện Hưng Hà, Huyện Đông

Hưng, Huyện Thái Thuỵ, Huyện Vũ Thư dân số nông thôn lại có xu hướng vẫn tăng lên, trong đó Huyện Thái Thuỵ có mức tăng cao nhất - 0,4%.

Cùng với những biến động về dân số, tình hình lực lượng lao động của tỉnh cũng có những thay đổi nhất định, cụ thể biểu hiện thông qua các số liệu của bảng 3.3 dưới đây:

Bảng 3.3: Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn

ĐVT: Nghìn người

Năm Năm Năm Năm Năm Năm SB 2017

2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số 1395,00 1113,10 1103,60 1115,30 1110,80 1104,70 1104,70 - Nam 651,00 539,71 537,50 533,60 528,00 526,00 534,40 - Nữ 744,00 573,39 566,10 581,70 582,80 578,70 570,30 - Thành thị 137,00 99,04 95,80 93,40 95,10 99,20 104,00 - Nông thôn 1258,00 1014,06 1007,80 1021,90 1015,70 1005,50 1000,70 Nguồn: [11 , tr.43; 12, tr.53].

Các số liệu trên cho thấy lực lượng lao động của tỉnh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dân số, thể hiện tiềm năng lao động rất cao. Cụ thể: năm 2011 chiếm 78,11%; năm 2012 -62,27%; năm 2013 - 61,72%; năm 2014 - 62,35%; năm 2015 - 62,09%; năm 2016 - 61,72%; năm 2017 - 61,66%. Tuy nhiên, về tỷ trọng của lực lượng lao động trong tổng dân số đang có xu hướng giảm xuống.

Trong cơ cấu lực lượng lao động của tỉnh, lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn hơn, tuy nhiên đang có xu hướng giảm xuống: từ 53,33% năm 2011 xuống còn 51,62% năm 2017. Tỷ trọng lao động nông thôn trong dân số nông thôn của tỉnh luôn ở mức cao hơn mức trung bình chung của lực lượng lao động trong tổng dân số: Cụ thể: năm 2011 lao động nông thôn chiếm 78,27% dân số nông thôn; năm 2012 - 63,04%; năm 2013 - 62,62%; năm 2014 - 63,48%; năm 2015 - 63,42%; năm 2016 - 62,76%; năm 2017 - 62,42%%.

Tỷ trọng lao động nông thôn trong lực lượng lao động của tỉnh cũng luôn ở mức cao và có xu hướng tăng lên hàng năm: Cụ thể: năm 2011 chiếm 90,18%; năm 2012 - 91,10%; năm 2013 - 91,32%; năm 2014 - 91,63%; năm 2015 - 91,44%; năm 2016 - 91,02%; năm 2017 - 90,59%.

Tình hình chất lượng lực lượng lao động của tỉnh cũng có những thay đổi nhất định, cụ thể biểu hiện thông qua các số liệu của bảng 3.4 dưới đây:

Bảng 3.4: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã qua đào tạo giai đoạn 2011-2017

ĐVT: %

Tổng số Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2011 14,64 16,88 12,76 42,05 11,65 2012 14,10 15,70 12,60 41,70 11,50 2013 13,10 14,20 12,10 41,00 10,60 2014 15,00 17,30 12,90 46,00 12,30 2015 12,70 16,20 9,70 35,40 10,50 2016 13,50 15,80 11,40 34,30 11,50 Sơ bộ 2017 15,40 18,80 12,20 33,10 13,60 Nguồn: [12, tr.48; 13, tr.57].

Theo các số liệu của Cục Thống kê tỉnh Thái Bình kể trên, trong giai đoạn 2011-2017 tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh luôn ở mức cao hơn mức trung bình chung của toàn quốc (năm 2011 - 9,0%; năm 2012 - 10,1%; năm 2013, 2014 - 11,2%; năm 2015 - 12,6%; năm 2016 - 12,8%; năm 2017 - 13,7% [12, tr.48;

13, tr.57; 50, tr.142].

Trong giai đoạn này tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh có sự biến động không nhiều. Mức đạt được cao nhất là năm 2017 - 15,40%. Tỷ lệ lao động nam đang làm việc đã qua đào tạo cao hơn khá nhiều so với tỷ lệ lao động nữ đang làm việc đã qua đào tạo; tỷ lệ lao động đang làm việc ở thành thị đã qua đào tạo cao hơn khá nhiều so với tỷ lệ lao động đang làm việc ở nông thôn đã qua đào tạo.

Về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Trong những năm qua tỉnh Thái Bình có mức tăng trưởng kinh tế khá cao. Tình hình cụ thể được phản ánh qua các số liệu của bảng 3.5 dưới đây:

Bảng 3.5: GRDP của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2017

ĐVT: Tỷ đồng

Tính theo giá hiện hành Tính theo giá so sánh 2010 Năm

Nông Công Dịch Thuế sản

Tổng số nghiệp, phẩm trừ trợ Tổng số nghiệp vụ xây dựng cấp sản phẩm 2012 39.705 15.386 10.072 12.896 1.351 33.216 2013 38.783 12.353 10.646 14.041 1.743 32.106 2014 43.353 13.639 12.353 15.366 1.995 34.502 2015 47.976 14.446 13.936 16.920 2.674 37.559 2016 53.518 15.332 15.527 18.981 3.678 40.975 Sơ bộ 2017 58.871 15.147 18.428 21.276 4.020 45.481 Nguồn: [12, tr.63-64;13, tr.87-88].

Tính toán từ các số liệu trên cho thấy, năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh đạt mức 6,61%; năm 2013 - 7,24%; năm 2014 - 7,55%; năm 2015 - 8,25%; năm 2016 - 9,9%; năm 2017 - 11% [12, tr.64; 13,

tr.88] cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước (năm 2012 - 5,25%; năm 2013 - 5,42%; năm 2014 - 5,98%; năm 2015 - 6,68%; năm 2016 - 6,21%; năm 2017 - 6,81%) [82, tr.173].

Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực: tỷ trọng nông nghiệp trong GRDP của tỉnh giảm từ 39,44% năm 2012 xuống còn 25,3% năm 2017; tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GRDP của tỉnh tăng từ 25,8% năm 2012 lên 31,3% năm 2017; tỷ trọng dịch vụ trong GRDP của tỉnh tăng từ 32,12% năm 2012 lên 36,14 năm 2017 [12, tr.63; 13, tr.87].

+ Về phát triển các ngành nghề truyền thống: Thái Bình có nhiều làng nghề và làng nghề truyền thống lâu đời như làng chạm bạc Đồng Xâm, làng

thêu Minh Lãng, làng dệt Phương La, làng dệt đũi Nam Cao, làng Nguyễn làm bánh cáy... [14, tr.11]. Tính đến năm 2017 trên địa bàn toàn tỉnh có 245 làng nghề, giải quyết việc làm cho trên 67 nghìn lao động [14, tr.13].

Nhìn chung, tỉnh Thái Bình có nhiều thuận lợi cho phát triển KT-XH nói chung và CDCCLĐ nói riêng như đã kể trên, song cũng còn tồn tại không ít khó khăn. Những khó khăn chủ yếu bao gồm:

Thứ nhất, Thái Bình là tỉnh có điểm xuất phát thấp về kinh tế. Mặc dù tăng trưởng kinh tế trong những năm qua khá cao so với mức trung bình của cả nước, song nhìn chung trình độ phát triển kinh tế vẫn ở mức chưa cao, thu nhập bình quân đầu người mặc dù không ngừng tăng lên qua các năm song vẫn đang thấp hơn nhiều so với mức trung bình chung của cả nước: năm 2014 thu nhập bình quân đầu người đạt 24,24 triệu đồng/người (mức chung cả nước là 43,402 triệu đồng/người); năm 2015 - 26,81 triệu đồng (mức chung cả nước là 45,719 triệu đồng); năm 2016 - 29,90 triệu đồng (mức chung cả nước là 48,577 triệu đồng); năm 2017 - 32,88 triệu đồng (mức chung cả nước là 53,442 triệu đồng) [13, tr.97; 82, tr.171]. Kim ngạch xuất nhập khẩu thấp, chưa có mặt hàng xuất khẩu chủ lực, sức cạnh tranh của sản phẩm thấp. Giá trị xuất khẩu hàng hoá năm 2017 ước đạt 1.391 triệu USD, tăng 6,75% so với năm 2016, song chỉ chiếm 0,65% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng may mặc, ước đạt 956,3 triệu USD, tuy nhiên phần lớn hàng may mặc là hàng gia công. Trị giá nhập khẩu hàng hoá năm 2017 ước đạt 1.234,7 triệu USD, tăng 4,8% so với năm 2016, song chỉ chiếm 0,58% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu may để phục vụ cho sản xuất [13, tr.413-414; 83].

Thái Bình vẫn chưa cân đối được ngân sách cho phát triển kinh tế - xã hội. Thu cân đối ngân sách Nhà nước của tỉnh năm 2013 chỉ đạt mức 31,84% tổng thu ngân sách Nhà nước của tỉnh; năm 2014 - 34,58%; năm 2015 - 36,34%; năm 2016 - 68,37%; năm 2017 - 64,89% [13, tr.100].

Thứ hai, phần lớn dân số Thái Bình sinh sống trên địa bàn nông thôn, phân bố không đều giữa các địa phương trong Tỉnh. Lao động sống bằng nghề nông truyền thống là chủ yếu, trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp hạn hẹp gây tình trạng thiếu việc cho nông dân. Trình độ lao động nông thôn thấp là rào cản không nhỏ đến chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm đối với dân cư nông thôn

Thứ ba, mặc dù Thái Bình có di tích lịch sử, văn hoá với hơn 550 di tích, trong đó chủ yếu là những đình, đền, chùa đã được xếp hạng, nhiều lễ hội truyền thống gồm Hội chùa Keo, Hội đền Tiên La, Hội đền Đồng Bằng, Hội đền Đông Sâm…, Có nhiều loại hình nghệ thuật dân gian gồm múa rối nước, hát chèo, có nhiều làng nghề truyền thống với tư cách là tiềm năng phát triển du lịch, song khả năng khai thác để phát triển du lịch của Thái Bình còn rất hạn chế do khó kết nối các loại hình du lịch đa dạng với nhau. Những yếu tố đó đã và đang đặt ra thách thức đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình.

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w