tƣ cho phát triển kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình đòi hỏi phải có nguồn vốn để thực hiện, do đó cần thực hiện giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi tầng lớp dfaan cư, thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Mục tiêu của giải pháp là đáp ứng nguồn vốn và đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cho chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Tỉnh. Về thu hút nguồn vốn cần thực hiện các giải pháp sau:
- Tích cực khơi dậy và thu hút các nguồn vốn trong nước:
+ Để thúc đẩy CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới rất cần nguồn vốn đầu tư, trong đó có nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trong giai đoạn
2020-2025 nhu cầu về nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 19-21% tổng nhu cầu về vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh, trong đó phần đáng kể cần được sử dụng chủ yếu trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Để tăng cường nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển KT-XH nông thôn nói chung và CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới nói riêng, cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế vì chỉ có như vậy mới có nguồn để từng bước gia tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ tỉnh. Đồng thời cần đẩy mạnh phát triển mở rộng các nguồn thu ngân sách, phấn đấu để thu nội bộ trên địa bàn toàn tỉnh hàng năm tăng bình quân khoảng 15%.
Trong nguồn thu ngân sách nhà nước sử dụng cho phát triển nông thôn và CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới trước mắt cần chú trọng huy động nguồn thu từ quỹ đất, đồng thời phải tiếp tục tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách, hình thàn dựa tree4m các nguồn thu khác như thu từ sử dụng tài nguyên, thu từ sử dụng công sản, các loại phí, lệ phí và các khoản đóng góp khác của các tổ chức, cá nhân theo quy định. Để tăng cường nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách địa phương, đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương đối với xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH quy mô lớn như mạng lưới giao thông, hệ thống cung cấp điện, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao trên địa bàn tỉnh. Để phát huy vai trò của đầu tư vốn nhà nước cho CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới không những cần tăng cường nguồn vốn, mà còn phải chú trọng thực hiện các biện pháp quản lý để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, chống sử dụng lãng phí và khắc phục tình trạng thất thoát vốn.
+ Huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp và dân cư
Nguồn vốn ngân sách nhà nước được giới hạn bởi nguồn thu ngân sách khó tăng cao, do đó để CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới cần thu hút sử dụng các nguồn vốn đầu tư khác từ các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư thuộc mọi thành phần kinh tế. Để thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách cho CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới cần có môi trường đầu tư hấp dẫn, từ đó Tỉnh phải chủ động tích cực xây dựng và củng cố môi trường đầu tư theo hướng ngày càng thông thoáng, hấp dẫn.
Cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ nhân và lai tạo giống mới, công nghệ bảo quản tiên tiến, công nghệ chế biến nông sản, công nghệ tưới tiêu vào sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu, đặc biệt là đối với các địa phương cấp huyện đang trong tình trạng kém phát triển.
Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng của các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch, đặc biệt tại các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh. Sự thông thoáng hấp dẫn của chính sách thu hút đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng của các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp sẽ cho phép nhanh chóng tạo lập những điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, phát triển làng nghề, từ đó gia tăng cầu về lao động trong công nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy CDCCLĐ theo hướng tích cực trong xây dựng nông thôn mới.
Cần khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong những ngành thu hút nhiều lao động để thúc đẩy CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới bằng các biện pháp hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn với lãi suất ưu đãi, Tăng cường công tác tư vấn và hướng dẫn cho các doanh nghiệp nhóm này về các điều kiện và thủ tục tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ưu đãi.
Để hoàn thiện nâng cấp kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn thúc đẩy CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới cần tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng đối với mọi chủ thể trong và ngoài Tỉnh. Để đổi mới cơ chế đầu tư trong lĩnh vực này của tỉnh cần thực hiện theo hướng tăng cường quan hệ hợp tác, chia sẻ trách nhiệm, gắn với lợi ích của các chủ thể xây dựng, duy tu bảo dưỡng và các chủ thể sử dụng các công trình này ở từng địa phương nông thôn. Chú trọng hợp tác với các tổ chức phi chính phủ trong công tác đào tạo, tập huấn đội ngũ lao động vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn theo hướng tạo lập đội ngũ lao động
và quản lý chuyên nghiệp để phát huy vai trò mở đường thức sự của hệ thống kết cấu hạ tầng đối với CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới.
Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn trong thời gian tới Tỉnh cần tập trung thu hút đầu tư vào một số ngành bao gồm chế tạo các thiết bị cơ khí chính xác; sản xuất linh kiện điện tử; phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; các ngành chế biến nông sản thực phẩm.
Để cải thiện môi trường đầu tư cần phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt trong thủ tục đăng ký đầu tư nhằm tiếp tục đơn giản hóa thủ tục và thuận tiện co doanh nghiệp. Trong giải quyết các thủ tục liên quan đến đầu tư cần tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa liên thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư, đồng thời các cơ quan đăng ký và quản lý đầu tư cần chủ động hơn trong việc nắm bắt và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư về mặt bằng kinh doanh, vốn đầu tư....
Để tạo thuận lợi cho tiếp cận nguồn vốn ngân hàng đối với lực lượng lao động chuyển đổi việc làm và các doanh nghiệp phi nông nghiệp tạo nhiều việc làm cần có những biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động của các chi nhánh ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh. Cần tiếp tục tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp được bình đẳng về cơ hội tiếp cận kênh cung cấp nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đặc biệt đối với các chủ thể phát triển sản xuất các mặt hàng chủ lực. Thực hiện các biện pháp khuyến khích các ngân hàng thương mại, các công ty đầu tư tài chính, các quỹ đầu tư tham gia vào thực hiện các dự án phát triển KT-XH nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng trên địa bàn nông thôn trong tỉnh.
- Đối với nguồn vốn nước ngoài:
Với xu hướng tích luỹ và vận động của các nguồn vốn đầu tư quốc tế trong bối cảnh ngày nay, thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông thôn, CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy,
nông nghiệp, nông thôn là những lĩnh vực, địa bàn chưa nhiều rủi ro kinh doanh do đó rất khó thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn với sự hình thành các ngành nghề phi nông nghiệp và sự phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn đã từng bước hình thành những điều kiện mới hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu và dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí. Để thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển những ngành, lĩnh vực này từ đó thúc đẩy CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh Thái Bình cần cơ chế chính sách rõ ràng, minh bạch, phù hợp thông lệ quốc tế, mà trước hết là đảm bảo đầy đủ, đồng bộ về nội dung, đồng thời đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quy trình thực hiện thủ tục hành chính do các cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện.
Bên cạnh đó để tạo điều kiện giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài thuận lợi hơn trong tìm hiểu, nắm bắt các thông tin để đầu tư vào tỉnh cần phải tăng cường hoạt động quảng bá và xúc tiến đầu tư ở nước ngoài, đặc biệt là tại Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc... là những quốc gia và vùng lãnh thổ có nhiều nhà đầu tư quan tâm tới cơ hội đầu tư vào tỉnh Thái Bình. Công tác quảng bá cần giới thiệu được với các nhà đầu tư nước ngoài những tiềm năng, lợi thế đầu tư chủ yếu tại tỉnh Thái Bình.
Quan tâm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông thôn và CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình thời gian tới tiếp tục phải được thực hiện cùng với nghiên cứu cơ hội thu hút sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Để thu hút được nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho phát triển nông thôn và CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới tỉnh cần xây dựng phương án thu hút và sử dụng vốn phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH nông thôn trên địa bàn tỉnh Cần tích cực, chủ động trao đổi trực tiếp với các nhà tài
trợ để tìm hiểu nắm rõ các chính sách, định hướng ưu tiên. Hoàn thiện công tác cung cấp thông tin giúp cho các nhà tài trợ có đủ thông tin cần thiết để nghiên cứu và ra quyết định tài trợ.
Nguồn vốn tín dụng có vai trò vô cùng quan trọng đối với CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới. Khả năng tiếp cận các nguồn vốn bổ sung đối vơi người lao động nông thôn là điều kiện quan trọng để người lao động nông thôn có kinh phí hoặc bổ sung kinh phí để học nghề mới tạo cơ sở vững chắc cho chuyển đổi nghề nghiệp, từ đó mở thêm cơ hội cho lao động nông thôn trong tiếp cận với việc làm mới hoặc giúp họ và gia đình tự tạo ra những việc làm mới. Hiện tại, hạn mức cho người lao động nông thôn vay của hầu hết các tổ chức tín dụng ở nông thôn đang ở mức từ 9 -12 triệu đồng/hộ. Đó là mức kinh phí mới chỉ đáp ứng khoảng 30-50% nhu cầu về kinh phí để tạo ra một việc làm mới cho người lao động nông thôn. Rõ ràng hạn mức tín dụng này đang gây khó khăn cho những hộ thiếu hoặc không có vốn tự có trong tạo việc làm mới hoặc đổi chỗ lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác. Do đó, rất cần thiết xây dựng trên địa bàn tỉnh kênh "tín dụng chuyển đổi nghề" để giúp người lao động nông thôn ở Thái Bình chuyển đổi nghề nghiệp từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp. Hình thức tín dụng này cần được thực hiện bằng các biện pháp tăng cường thực hiện giải ngân nguồn vốn từ quỹ quốc gia hỗ trợ giải quyết việc làm, thực hiện các dự án hỗ trợ đối với tạo việc làm mới cho người lao động nông thôn. Đây là nguồn vốn quan trọng đối với chuyển đổi việc làm cho lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp và CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình thời gian tới.
Để có thêm nguồn vốn tạo việc làm cho lao động nông thôn chuyển đổi nghề nghiệp, cần phải thu hút thêm các nguồn vốn khác, kể cả những nguồn vốn từ ngân sách của tỉnh. Bên cạnh đó, cần ưu tiên các dự án tạo nhiều việc làm cho lao động, nhanh thu hồi vốn và có tính khả thi cao khi thẩm định, phê duyệt các dự án vay vốn. Cần ưu tiên đối với những địa bàn nông thôn khó khăn.