Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo ngành

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 135 - 136)

cấu lao động nông thôn theo ngành

Để thúc đẩy quá trình CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH, đô thị hoá phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, cần phải chuẩn bị được nguồn nhân lực cần thiết cho quá trình tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu ở nông thôn. Phải coi việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá có vai trò tạo ra động lực cho chuyển đổi lao động trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Do đó, cần thực hiện nhóm giải pháp về nguồn nhân lực nhằm mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo thuận lợi cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Để có nguồn nhân lực chất lượng cao cho CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới trước hết cần xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực với các nội dung cụ thể về số lượng, chất lượng và cơ cấu đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Việc quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải được cụ thể hoá đối với từng ngành, từng địa bàn nông thôn trên cơ sở đánh giá đầy đủ về những tiềm năng thế mạnh của từng địa phương về phát triển ngành nghề, xu hướng biến động của thị trường nông sản trong tỉnh, trong nước và ngoài nước.

Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần được thực hiện nghiêm túc theo quy hoạch. Để tăng cường phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới cần tiếp tục thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện và thực hiện cơ chế thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao, tiếp tục hoàn thiện cơ chế đánh giá lao động dựa trên năng lực, kiến thức, kỹ năng, thái độ và đặc biệt là kết quả hoàn thành công việc và có cơ chế đãi ngộ tương xứng, đồng thời phát triển thị trường lao động và thúc đẩy xuất khẩu lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 135 - 136)