Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý trong xây dựng nông thôn mới là quá trình tạo ra những việc làm mới cho lao động nông thôn với mức thu nhập ngày càng cao, do đó không những thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn mà còn tạo điều kiện góp phần giải quyết hiệu quả những vấn đề xã hội cơ bản ở nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.
2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNGTRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
2.2.1. Nội dung chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới thôn mới
Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới là quá trình tạo lập nguồn lao động phù hợp với xây dựng nông thôn mới về kinh tế, do đó có những nội dung cơ bản như sau:
Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu lao động trong từng ngành và tiểu ngành theo hướng tạo thuận lợi cho quá trình tái sản xuất trong xây dựng nông thôn mới trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại vào sản xuất kinh doanh. Thực hiện nội dung này có nghĩa là cần phân bổ lại lao động nông thôn theo ngành.
Theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, cơ cấu lao động nông thôn phải được chuyển dịch theo hướng
giảm dần tỷ trọng của lao động nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của lao động công nghiệp và dịch vụ. Thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo ngành trong xây dựng nông thôn mới cần dựa trên căn cứ phân tích, đánh giá và dự báo về xu hướng chuyển dịch của cơ cấu kinh tế nông thôn và dự báo nhu cầu về nguồn lao động cho phát triển từng ngành và tiểu ngành, đồng thời cần thực hiện sự định hướng và khuyến khích đối với sự chuyển dịch cơ cấu lao động thông qua công tác xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển KT-XH nông thôn và các chính sách, cơ chế khuyến khích các chủ thể kinh tế, những người lao động nông thôn tích cực tham gia vào quá trình này.
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu lao động theo từng địa bàn lãnh thổ trong xây dựng nông thôn mới. Quá trình xây dựng nông thôn mới đồng thời là quá trình cơ cấu lại lực lượng sản xuất ở nông thôn theo địa bàn lãnh thổ trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng địa bàn, do đó chuyển dịch cơ cấu lao động không những được thực hiện theo ngành mà còn theo lãnh thổ. Trong xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại, sự phát triển của kinh tế đồng thời gắn với việc cơ cấu lại sản xuất kinh doanh và đời sống của dân cư nông thôn theo hướng phát triển các đô thị nông thôn. Do đó, quy hoạch phát triển nông thôn trong xây dựng nông thôn mới không những phải trở thành định hướng cho phát triển kinh tế, mà còn là định hướng cho phát triển về xã hội và bảo vệ môi trường nông thôn.
Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn trong xây dựng nông thôn mới. Cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới vận động theo hướng tăng tỷ trọng lao động trình độ cao, giảm tỷ trọng lao động trình độ thấp và không ngừng nâng cao trình độ lao động trong từng ngành phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ hiện đại. Theo xu thế của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và xu thế ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh nói chung và trên địa bàn nông thôn nói riêng, cơ cấu lao động trong từng ngành nghề nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn
mới phải được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của nguồn lao động trình độ cao, có khả năng nhận thức và ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh, giảm dần và tiến tới xoá bỏ lao động trình độ thấp. Để tăng dần số lượng và tỷ trọng lao động trình độ cao trong các ngành kinh tế nông