Những kết quả chủ yếu của xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 81 - 86)

Tính đến năm 2018 toàn tỉnh đã có 264/267 xã triển khai xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian qua đã có 3 xã là Tân Bình, Phú Xuân, Đông

Hoà thuộc thành phố Thái Bình được xây dựng trở thành phường. Đã có 262 xã hoàn thành lập quy hoạch chung, đề án xây dựng nông thôn mới, quy hoạch chi tiết giao thông thuỷ lợi nội đồng, quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã. Một số xã như xã Thăng Long, huyện Đông Hưng và xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương đang thực hiện bổ sung xây dựng quy hoạch nông thôn mới.

Quá trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Tính đến hết năm 2018 đã hoàn thành cứng hoá 1.162km kênh mương cấp 1 loại 3 (đạt 63%) và nạo vét hàng nghìn km sông ngòi; xây dựng và nâng cấp: 3.656km đường giao thông nội đồng (đạt 76,4%); 1.057,97km đường trục xã (đạt 78,33%); 1.890,83km đường trục thôn (đạt 85,67%); 3.162,75km đường nhánh cấp 1 trục thôn (đạt 96,7%); 2.215km đường ngõ xóm; 29 trạm bơm, 248 cống đập; đầu tư mới 23 trạm cấp nước sạch, nâng cấp và mở rộng phạm vi cấp nước cho 34 trạm cấp nước sạch; 151 trường trung học cơ sở, tiểu học và mầm non; 38 nhà văn hoá xã; 02 trụ sở xã; 927 nhà văn hoá thôn; 179 trạm y tế; 126 chợ; 210 khu xử lý rác thải và lò đốt rác; 67 sân thể thao xã; 88 sân thể thao thôn; hỗ trợ xây dựng, nâng cấp trên 5.500 nhà ở cho người có công, người nghèo [100].

Kết quả thực hiện chương trình hỗ trợ xi măng cho các xã để đầu tư xây dựng công trình hạ tầng đạt mức 1.281.854 tấn, tương ứng với số tiền là 1.536.767,8 triệu đồng. Từ tháng 01/2018 đến ngày 10/11/2018 đã cấp hỗ trợ cho các địa phương trong tỉnh được 33.836,2 tấn; dự kiến còn cấp tiếp 200.312,95 tấn [100].

Về kinh tế và tổ chức sản xuất: Trong sản xuất nông nghiệp, đã hình thành và phát triển nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung với cùng loại sản phẩm. Năm 2018, toàn tỉnh có 128 xã triển khai được 185 cánh đồng lớn với tổng diện tích 15.312ha; nhiều giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng sản phẩm cao được nghiên cứu, khảo nghiệm, đưa nhanh vào sản xuất. Cơ giới hoá, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất được đẩy mạnh.

Lĩnh vực chăn nuôi đã có một số trang trại chăn nuôi quy mô lớn, công nghệ cao đầu tư vào sản xuất. Nuôi trồng thuỷ sản đã quan tâm phát triển một số đối tượng chủ lực như ngao, cá vược, cá song, tôm sú, tôm thẻ chân trắng; đang triển khai nuôi tôm công nghệ cao ở 02 huyện ven biển. 100% các Hợp tác xã nông nghiệp đã thực hiện chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012 và từng bước ổn định, nâng cao chất lượng hoạt động các dịch vụ; hình thành các liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cho các hộ thành viên đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nghề và làng nghề được duy trì và phát triển, hiện có 247 làng nghề. Thương mại, dịch vụ phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân [100].

Về giảm nghèo và an sinh xã hội: Năm 2017, bình quân thu nhập chung khu vực nông thôn đạt 37 triệu đồng/khẩu/năm, tăng 3,88 lần so với năm 2008; đến 30/6/2018, có 100% số xã trong tỉnh được cấp nước sạch, 94,2% hộ dân khu vực nông thôn đã đấu nối sử dụng nước sạch; 100% hộ dân sử dụng điện và hệ thống bưu chính viễn thông [100].

Các chính sách về giảm nghèo đã mang lại hiệu quả thiết thực. Người nghèo từng bước được hỗ trợ, cải thiện về đời sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, giúp họ tự nỗ lực vươn lên, thoát nghèo bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo dự kiến năm 2018 còn khoảng 3,5%.

Về văn hoá xã hội: Cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư theo hướng chuẩn hoá. Kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được giữ vững; từ năm 2013, đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm hỗ trợ. Hàng năm, tuyển sinh dạy nghề cho trên 30.000 người, trong đó hỗ trợ cho khoảng 6.000 lao động nông thôn học nghề; tạo việc làm mới cho khoảng 33.000 người [100]. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế cao và đã triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho nhân dân tại trạm y tế xã. Chương trình nước sạch nông thôn đã hoàn thành việc phủ kín các địa phương trong tỉnh; tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch đạt 100%.

Các thiết chế văn hoá cơ sở được quan tâm đầu tư, gắn với giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống. Phong trào xây dựng xã, thôn, làng, gia đình văn hoá, các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng phát triển sôi nổi, rộng khắp ở các xã, thôn. Hạ tầng thông tin truyền thông trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng các hoạt động, chỉ đạo điều hành và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến phục vụ cho người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai chính quyền điện tử tỉnh.

Về hệ thống chính trị: Hệ thống tổ chức chính trị ở cơ sở được củng cố; cán bộ cấp xã chuẩn hoá tăng nhanh. Công tác quản lý, điều hành được đổi mới theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và kỷ luật, kỷ cương của bộ máy hành chính. Các cấp chính quyền đã chủ động, sáng tạo, quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; tăng cường cải cách hành chính; tích cực cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp và người dân. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, tội phạm giảm; công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện nền nếp và có chuyển biến tích cực; đã cơ bản giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, góp phần bảo đảm ổn định tình hình trên địa bàn; phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" gắn với Phong trào xây dựng nông thôn mới được tăng cường hơn. Các tổ chức quần chúng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hoà giải thường xuyên được kiện toàn, nhân rộng, hoạt động có hiệu quả, nâng cao ý thức và phát huy sức mạnh toàn dân trong công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

Kết quả xây dựng huyện nông thôn mới: Huyện Đông Hưng: Đạt 5/9 tiêu chí (Tiêu chí 3 Thủy lợi; Tiêu chí 4 Điện; Tiêu chí 5 Y tế - Văn hóa - Giáo dục; Tiêu chí 8 An ninh trật tự; Tiêu chí 9 Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới). Huyện Quỳnh Phụ: Đạt 5/9 tiêu chí (Tiêu chí 3 Thủy lợi, Tiêu chí 4 Điện, Tiêu chí 6 sản xuất, Tiêu chí 8 An ninh trật tự, Tiêu chí 9 Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới).

chí 6 Sản xuất, Tiêu chí 8 An ninh trật tự xã hội, Tiêu chí 9 Chỉ đạo xây dưng nông thôn mới). Huyện Kiến Xương: Đạt 5/9 tiêu chí (Tiêu chí 3 Thủy lợi; Tiêu chí 4 Điện; Tiêu chí 6 Sản xuất; Tiêu chí 8 An ninh trật tự; Tiêu chí 9 Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới). Huyện Vũ Thư: Đạt 5/9 tiêu chí (Tiêu chí 3 Thủy lợi; Tiêu chí 4 Điện; Tiêu chí 6 Sản xuất; Tiêu chí 8 An ninh trật tự; Tiêu chí 9 Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới). Huyện Tiền Hải: Đạt 5/9 tiêu chí (Tiêu chí 3 Thủy lợi; Tiêu chí 4 Điện; Tiêu chí 6 Sản xuất; Tiêu chí 8 An ninh trật tự; Tiêu chí 9 Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới). Thành phố Thái Bình: Còn 01 xã (Vũ Đông) chưa về đích, 03 xã: Tân Bình, Phú Xuân, Đông Hòa [100].

Kết quả xây dựng nông thôn mới cấp xã: Đến nay, toàn tỉnh có 200 xã, chiếm 76,04% tổng số xã toàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn; số tiêu chí đạt bình quân là 17,72 tiêu chí/xã, tăng trên 12 tiêu chí/xã so với năm 2010, vượt bình quân chung trong cả nước 04 tiêu chí/xã; 01 huyện Hưng Hà được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới [100].

- 64 xã chưa về đích nông thôn mới, dự kiến sẽ hoàn thành nông thôn mới trong năm 2019 [100].

+ Đến hết tháng 11/2018: Có 08 xã đã cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí và đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị thẩm định (Bắc Sơn, huyện Hưng Hà; Đông Hải, Quỳnh Bảo, An Dục, huyện Quỳnh Phụ; Hợp Tiến, Đông Dương, Đông Kinh, huyện Đông Hưng; Minh Tân, huyện Kiến Xương) [100].

+ Các xã còn lại đang khẩn trương hoàn thiện các hạng mục của tiêu chí chưa hoàn thành, đồng thời hoàn thiện hồ sơ đề nghị huyện thẩm tra theo quy định.

Kết quả huy động nguồn lực: Tổng nguồn lực huy động (bằng tiền, ngày công, xi măng tỉnh hỗ trợ 1.281.854 tấn, hiến đất, tài sản,…) luỹ kế đến hết năm 2018, ước khoảng 17.702,287 tỷ đồng. Trong đó: Nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ 1.100,805 tỷ đồng (chiếm 6,22%); nguồn ngân sách tỉnh 3.724,648 tỷ đồng (chiếm 21,04%); nguồn ngân sách huyện, thành phố là 1.311,643 tỷ đồng (chiếm 7,4%); nguồn ngân sách xã 3.503,686 tỷ đồng (chiếm 19,8%); nguồn vốn lồng ghép từ các dự án khác 2.525,757 tỷ đồng

(chiếm 14,28%); nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức 1.059,358 tỷ đồng (chiếm 5,98%); nguồn vốn tín dụng là 935,643 tỷ đồng (chiếm 5,28%); nguồn con em xa quê đóng góp là 171,2 tỷ đồng (chiếm 0,97%); nguồn huy động nhân dân đóng góp là 3.369,547 tỷ đồng, chiếm 19,03% (tiền mặt, ngày công đóng góp, hiến đất,...) [100].

Những kết quả xây dựng nông thôn mới kể trên trên địa bàn tỉnh đã tạo ra những thuận lợi đáng kể thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, trong xây dựng nông thôn mới vẫn còn những khó khăn về nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận cán bộ, nhân dân về vị trí, cách làm và vai trò chủ thể của người dân, của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới; vẫn còn tồn tại tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thụ động hoặc nóng vội. Năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ lãnh đạo xã, thôn còn hạn chế, chưa thực hiện tốt các công việc, nhiệm vụ đã phân cấp trong xây dựng nông thôn mới. Đầu tư từ ngân sách và sự đóng góp của nhân dân hạn hẹp, trong khi nhu cầu vốn cho xây dựng nông thôn mới rất lớn. Những cản trở về tâm lý, tư tưởng đối với quá trình tích tụ ruộng đất cùng những rủi ro của sản xuất nông nghiệp đang gây khó cho thu hút doanh nghiệp về đầu tư sản xuất nông nghiệp. Những khó khăn đó đồng thời có ảnh hưởng nhất định đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 81 - 86)