Nội dung cơ bản của thoả thuận giao nhận là sự xác định thời gian và địa điểm giao nhận, sự xác định phương thức giao nhận và điều kiện của người giao nhận.
- Thời hạn giao nhận: Là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua. Khi đàm phán về nội dung này cần nói rõ thời gian giao nhận cụ thể (chia theo đợt, ngày, tháng, quý…). Nếu các bên giao dịch không có thỏa thuận gì khác, thời hạn này cũng là lúc di chuyển những rủi ro và tổn thất về hàng hóa từ người bán sang người mua.
27
- Địa điểm giao nhận: Việc lựa chọn địa điểm giao nhận có liên quan chặt chẽ đến phương thức chuyên chở hàng hoá và điều kiện cơ sở giao hàng. Cần thỏa thuận cụ thể địa chỉ nơi giao nhận, phải đảm bảo nguyên tác phù hợp với khả năng đi lại của phương tiện vận chuyển, đảm bảo an toàn cho phương tiện vận chuyển. Cần quy định chặt chẽ cơ sở giao hàng để tránh những trục trặc trong quá trình giao hàng và không tốn chi phí, mất mát.
- Phương thức giao nhận: Khi đàm phán kinh doanh, hợp đồng cần nêu rõ ai là người vận chuyển, phương thức và phương tiện vận chuyển là gì? Gắn liền với chi phí vận chuyển là các chi phí bốc dỡ, bến bãi, lưu kho, vận chuyển đến đâu (cửa kho hay cổng công ty, thời gian bốc dỡ bao lâu, thời gian vận chuyển…). Giao nhận hàng hóa phải qua cân, đo, đong, đếm, khi cần thiết phải kiểm nghiệm. Về nguyên tắc bên giao và bên nhận cùng phải áp dụng một phương thức. Trách nhiệm và chi phí vận chuyển do các bên thỏa thuận tùy theo điều kiện từng bên và lệ thuộc giao hàng. Nếu vận tải liên vận thì bên vận tải phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho hàng hóa ở đầu nhận và đầu giao cuối cùng.
- Điều kiện của người giao nhận: Khi nhận hàng, người nhận phải xuất trình các giấy tờ đảm bảo tin tưởng để giao hàng như giấy giới thiệu của cơ quan bên mua, phiếu xuất kho của cơ quan bên bán, giấy chứng minh nhân dân, các giấy tờ khác nếu cần (giấy vận đơn, hóa đơn…).