Soạn thảo hợp đồng

Một phần của tài liệu Bài giảng Đàm phán trong kinh doanh ĐH Lâm Nghiệp (Trang 113 - 114)

4.2.4.1. Quyền khởi thảo hợp đồng

Khi hai bên nhất trí kết thúc thương lượng ta nên cố gắng giành quyền khởi thảo hợp đồng. Điều đó sẽ có ba lợi ích sau:

- Thứ nhất: Ta có thể phản ánh chính xác quan điểm của mình, tránh được trường hợp bị lấn át;

- Thứ hai: Việc khởi thảo khẳng định sẽ tạo cho ta thế chủ động khi đàm phán về các điều khoản hợp đồng;

- Thứ ba: Có thể tránh được việc đối tác lợi dụng cơ hội thảo hợp đồng để dẫn chúng ta tới chỗ bị mắc lừa.

Dự thảo hợp đồng trước khi ký kết phải được thảo luận, bàn bạc kỹ càng vì khi hợp đồng đã được ký thì hai bên phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ của mình.

4.2.4.2. Các nguyên tắc đàm phán về các điều khoản hợp đồng

- Thứ nhất, phải dựa trên cơ sở pháp lý của kinh doanh, là pháp luật và quy định của các quốc gia có liên quan tới dự án đầu tư kinh doanh, các tập quán thương mại, các công ước quốc tế về việc góp vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phân chia lợi ích, thanh toán…

- Thứ hai, là sự cân bằng của các điều kiện. Điều khoản của hợp đồng phải cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên, đặc biệt là phải bảo vệ quyền lợi cho phía ta.

113

- Thứ ba, là nội dung và ngôn ngữ trong hợp đồng phải chính xác, rõ ràng. Trong hợp đồng từ ngữ phải dùng chính xác, các thuật ngữ chuyên ngành phải được diễn đạt chính xác. Ngày nay, hợp đồng được diễn đạt chủ yếu bằng tiếng Anh, tuy cách diễn đạt lại không thống nhất ở các quốc gia khác nhau, do đó chúng ta cần thống nhất không chỉvề mặt lời văn trong hợp đồng mà cả ở nội dung, để tránh những hiểu lầm sau này.

Trên thế giới ngày nay, hình thức hợp đồng mẫu đang được sử dụng tương đối rộng rãi. Ký kết hợp đồng theo các mẫu hợp đồng thuận tiện và nhanh chóng nhưng cũng dễ vấp phải rủi ro nếu ta không cẩn thận kiểm tra kỹ nội dung các điều khoản được in sẵn để tránh những thoả thuận bất lợi cho ta.

4.2.4.3. Yêu cầu khi soạn thảo hợp đồng

- Thỏa thuận thống nhất với nhau tất cả những điều khoản cần thiết trước khi ký hợp đồng.

- Khi soạn hợp đồng cần trình bày rõ ràng, chính xác, cụ thể, không tùy tiện dùng chữ “v.v..” hoặc dấu ba chấm “...”.

- Ngôn ngữ dùng để xây dựng hợp đồng phải là ngôn ngữ các bên cùng thông thạo, sử dụng từ thông dụng, đơn nghĩa,tránh dùng từ ngữ mập mờ, có thể suy luận theo nhiều cách.

- Văn phạm trong hợp đồng phải nghiêm túc, dứt khoát. Lối văn tả cảnh, hành văn bóng bẩy, nhận xét gợi mở không phù hợp với tính pháp lý chặt chẽ của văn bản hợp đồng kinh tế.

- Cần đề cập đến cơ sở pháp lý và mọi vấn đề liên quan.

- Hợp đồng không được có những điều khoản trái với luật hiện hành.

Một phần của tài liệu Bài giảng Đàm phán trong kinh doanh ĐH Lâm Nghiệp (Trang 113 - 114)