Khi tiến hành đàm phán kinh doanh các bên cần thống nhất với nhau về các điều khoản giải quyết khiếu nại, tranh chấp hợp đồng và cách thức giải quyết. Điều cần chú ý ở đây là thủ tục khiếu nại và cách thức giải quyết tranh chấp, khiếu nại. Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại có thể bằng con đường tài phán (tòa án, trọng tài) hoặc phi tài phán (thương lượng, hòa giải). Với con đường tài phán pháp luật luôn tôn trọng và khuyến khích các bên thương lượng, hòa giải khi nảy sinh tranh chấp. Tuy nhiên, trên thực tiễn rất hiếm trường hợp các bên có thể thương lượng hoặc hòa giải với nhau khi đã nảy sinh tranh chấp. Do đó, thường một trong các bên lại đem tranh chấp của mình ra cơ quan tài phán hoặc trọng tài hoặc tòa án để giải quyết. Việc lựa chọn cơ quan tài phán nào có thẩm quyền giải quyết để đưa vào trong hợp đồng cần phải đàm phán rõ
29
ràng và dựa trên sự cân, đo, đong, đếm những thuận lợi và khó khăn mà khách hàng mình gặp phải. Thông thường đối với hợp đồng ngoại thương thì các bên thường lựa chọn trọng tài thương mại để giải quyết. Đối với những hợp đồng nội thương thì các bên có thể lựa chọn trọng tài hoặc tòa án để giải quyết.
So với các vấn đề khác khi đàm phán, vấn đề này thường ít được chú ý đến nên nhiều khi những thỏa thuận của các bên về giải quyết tranh chấp là không có giá trị pháp lý. Để khắc phục hạn chế này, khi đàm phán, nhà đàm phán cần lưu ý những phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng phổ biến sau: thương lượng; hòa giải; trọng tài; tòa án. Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp nào chủ yếu phụ thuộc vào sự định đoạt của các bên, có trường hợp các bên bị ràng buộc bởi thỏa thuận trong hợp đồng (ví dụ: thỏa thuận chọn trọng tài) hoặc trong trường hợp do bên bị vi phạm tự lựa chọn phương thức phù hợp nhất. Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng đều có những ưu, nhược điểm riêng.
- Thương lượng: Là việc bàn bạc nhằm đi đến thỏa thuận giải quyết một vấn đề nào đó giữa hai bên. Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không chính thức, không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan chức năng Nhà nước hay bên thứ ba nào. Thương lượng thể hiện quyền tự do thỏa thuận và tự do định đoạn của các bên. Hầu hết các tranh chấp hợp đồng đều được các bên tự giải quyết bằng con đường thương lượng.
- Hòa giải: Có hai hình thức hòa giải được đề cập trong khoa học pháp lý đó là hòa giải ngoài tố tụng và hòa giải trong tố tụng. Hòa giải ngoài tố tụng là hình thức hòa giải được các bên tiến hành trước khi đưa vụ tranh chấp ra cơ quan tài phán. Hòa giải trong tố tụng là việc hòa giải được tiến hành tại cơ quan tòa án hoặc cơ quan trọng tài sau khi cơ quan này thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp của các bên.
- Trọng tài: Là phương thức giải quyết tranh chấp theo đó các bên tự nguyện lựa chọn một bên thứ ba trung lập, khách quan là trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài đứng ra giải quyết tranh chấp, bất đồng phát sinh.
- Tòa án: Khác với trọng tài, quyền lực của trọng tài được tạo bởi các bên tranh chấp còn quyền lực của tòa án là quyền lực Nhà nước. Tòa án là hình thức tài phán đại diện cho quyền lực tư pháp của Nhà nước, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp.
30