Xu thế toàn cầu hoá

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học đại cương: Phần 1 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 32 - 36)

Các công ty muốn tồn tại cần phải cạnh tranh trên toàn thế giới trong một thị trường toàn cầu. Các công ty ở Mỹ sẽ chẳng bao lâu không còn là những ngôi sao sáng nhất trong thế giới kinh doanh. Các công ty lớn trên thế giới hiện nay như Sony, Honda, Bayer, và Royal Dutch Shel,... các công ty đa quốc gia có nhiều văn phòng đại diện và có nhiều dây chuyền sản xuất ở rất nhiều nước trên toàn thế giới hay các tập đoàn như Bertelsmann, Citicorp, ASEA Brown Boveri, và Nestle',...là không có quốc tịch. Toyota đã trở thành một nhà máy ô tô toàn cầu với các nhà máy ở Nhật như Kyushu, Hokkaido, Kanto, Aichi, Boshoku, Denso… và các nhà máy ở các nước Mỹ, Canada, Anh, Thái Lan, Úc, Châu Âu, Việt Nam…Bên cạnh đó, Toyota cũng có một loạt các công ty thương mại và đặc biệt là hai công ty tài chính Toyota Finance Corp và Toyota Motor Credit Corp. Họ hoạt động trên toàn thế giới mà không chỉ rõ về biên giới quốc gia. Thậm chí các doanh nghiệp nhỏ chưa hoạt động trên quy mô toàn cầu cũng cần phải ra các quyết định chiến lược quan trọng dựa trên việc cân nhắc có tính chất quốc tế. Nhiều doanh nghiệp nhỏ đã xuất khẩu hàng hóa và lắp đặt dây chuyền sản xuất của họ ở các nước khác. Nhiều doanh nghiệp lại đang chịu áp lực để cải thiện sản phẩm của họ khi đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ các nhà sản xuất chất lượng cao của nước ngoài.

MỘT SỐ THUẬT NGỮ CHUYÊN NGÀNH

Chức năng Function

Hành vi Behavior

Kiểm tra Controlling

Kỹ năng Skill

Kiến thức quản trị Knowledge Management Kỹ năng nhận thức chiến lược (tư duy) Conceptual skill

Kỹ năng quan hệ con người Human skill

Kỹ năng kỹ thuật (chuyên môn, nghiệp vụ) Technical skill

Lãnh đạo Leading Lập kế hoạch Planning Nhà quản trị Manager Nhà lãnh đạo Leader Năng lực Ability Nhiệm vụ Mission Quản trị Management

Quản trị viên cấp cao Top - level manger

Quản trị viên cấp trung Middle - level manager

Quản trị viên cấp cơ sở Frontline manager

Tổ chức Organization

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thế nào là một tổ chức?

2. Quản trị là gì? Yếu tố nào trong định nghĩa về quản trị là quan trọng nhất? Tại sao? Cho ví dụ minh họa cụ thể

3. Khái niệm quản trị và nhà quản trị? Chứng minh quản trị vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật? Các nhà quản trị cần lưu ý những vấn đề gì trong thực tiễn công tác quản trị.

4. Phân tích 10 vai trò của nhà quản trị trong hoạt động của các tổ chức. Tầm quan trọng này có thay đổi theo cấp bậc hay không? Trong bối cảnh hiện nay, theo bạn nhà quản trị nên nhấn mạnh đến vai trò nào?

5. Phân tích các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị?

7. Trình bày 6 năng lực quản trị? Hãy sắp xếp và giải thích tầm quan trọng của các yếu tố trong năng lực quản trị?

THẢO LUẬN BÀI TẬP TÌNH HUỐNG Phòng thí nghiệm nghiên cứu nguyên tử

Một giáo sư lâu năm về quản lý ở một trong những trường đại học lớn của Mỹ đã được mời tới hướng dẫn một cuộc hội thảo đặc biệt cho 200 nhà quản lý cấp cao và các nhân viên giúp việc của họ ở một trong những phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển năng lượng nguyên tử lớn nhất của quốc gia. Phòng thí nghiệm này đã chi tiêu gần 200 triệu đô la mỗi năm trong ngân quỹ của chính phủ Mỹ.

Khi ông giáo sư đang giảng bài và giới thiệu bản chất và tầm quan trọng của lý thuyết và kỹ thuật quản lý để cải thiện chất lượng quản lý, thì một người tóc hung, dáng điệu vui vẻ hài hước (người mà diễn giả không biết, nhưng lại là lãnh đạo của phòng thí nghiệm và là người đoạt giải Nobel) đã đứng dậy nói:

“Thưa giáo sư, chúng tôi rất thú vị về những gì ngài nói và thậm chí trong đó có thể có một số nội dung tri thức rộng lớn. Nhưng vì lợi ích của ngài và lợi ích của mọi người tập hợp ở đây, tôi xin mạn phép nói rằng, trong khi mà quản lý có thể áp dụng cho công ty General Motors, cho hãng máy bay Lockheed, cho công ty thuê máy bay British Airway, cho công ty Bell Telephone System, và thậm chí cho cả các công ty đại lý nhà nước, chẳng hạn như công ty Internal Revenue Service, thì nó không áp dụng ở đây. Chúng tôi là các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu, và chúng tôi không cần hoặc không muốn quản lý”.

Ông giáo sư không khỏi sửng sốt vì mới chỉ ít ngày sau ngày 15 tháng 4 là ngày ông ta vừa mới phải đóng phần thuế thu nhập của mình, cho nên ông ta cũng đã nổi cáu.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Giả sử rằng bạn là ông giáo sư đang hướng dẫn cuộc hội thảo. Bạn sẽ có thể nói gì về vấn đề này?

2.Hãy giải thích tại sao một nhà khoa học cao cấp thông minh lại có thể phát biểu như vậy?

CHƯƠNG 2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊ (5 giờ lý thuyết)

Mục tiêu của chương 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi học xong chương này, người học sẽ:

-Hiểu và giải thích được các cách tiếp cận về quản trị trong các quan điểm cổ điển hay quan điểm quản trị truyền thống (quan liêu, khoa học, hành chính), hành vi và hệ thống.

-Vận dụng được những nội dung quan trọng các quan điểm quản trị để nâng cao hiệu quả quản trị.

-Nhận thức những xu hướng thay đổi trong nghiên cứu và thực hành quản trị ngày nay.

Tài liệu tham khảo

-Chủ biên Vương Thị Thanh Trì (2017), Giáo trình Quản trị học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, chương 2.

-Chủ biên Lê Thế Giới (2007), Quản trị học, NXB Tài chính, chương 2.

-Lưu Đan Thọ (2014), Quản trị học trong xu thế hội nhập (Những vấn đề cốt yếu của quản lý), NXB Tài chính, chương 2.

Hoạt động tổ chức, sắp xếp những con người trong tổ chức nhằm đạt các mục tiêu chung đã có từ lâu, nhưng khoa học quản trị chỉ mới ra đời gần đây và đang phát triển mạnh ở hiện nay. Sự tập trung nghiên cứu về khoa học quản trị với tư cách là môt khoa học riêng biệt và đặc thù có thể được xem là sản phẩm của thế kỷ XX. Do đặc trưng của đối tượng môn học mà đã có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau đối với quản trị học. Dù cùng chung một mục đích là gia tăng hiệu suất của hoạt động quản trị (phối hợp nỗ lực của cá nhân để đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp), nhưng do dựa trên những cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau, nên xuất hiện các trường phái quản trị khác nhau.

Sự phát triển của các lý thuyết quản trị được phác họa bằng các quan điểm khác nhau về nội dung công việc quản trị và cách thức mà họ thực hiện những công việc đó. Phần tiếp theo sẽ trình bày về những đóng góp của các quan điểm quản trị. Quản trị bằng phương pháp khoa học xem quản trị ở khía cạnh cải thiện năng suất và hiệu suất của những người lao động chân tay. Các nhà lý luận của trường phải quản trị hành chính quan tâm đến toàn bộ tổ chức, sự phát triển và ứng dụng mô hình toán vào quản trị. Cuối cùng, một nhóm các nhà nghiên cứu tập trung vào khía cạnh hành vi con người trong các tổ chức, hay gọi là khía cạnh “con người” của quản trị hay còn gọi là

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học đại cương: Phần 1 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 32 - 36)