TÍCH HỢP CÁC QUAN ĐIỂM QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học đại cương: Phần 1 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 54 - 58)

Mỗi một trong 5 quan điểm có ý nghĩa đặc biệt với ít nhất một trong số các năng lực. Bảng dưới đây chỉ sự tích hợp giữa các quan điểm quản trị và các năng lực quản trị.

Bảng 2.1. Tích hợp giữa các quan điểm quản trị và các năng lực quản trị

MỘT SỐ THUẬT NGỮ CHUYÊN NGÀNH

Quản trị truyền thống Traditional management

Quản trị quan liêu Bureaucracy management

Quản trị khoa học Scientific management

Quản trị hành chính Administration management

Quản trị hành vi Behavior management

Quản trị hệ thống System management

Quản trị chất lượng toàn diện Total Quality management

Quản trị tổ chức học tập Learning organization management Quản trị nơi làm việc định hướng

công nghệ

Workplace-oriented technology management

Quản trị tình huống Situational Management

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Quản trị học ra đời trong hoàn cảnh nào? Tại sao việc nghiên cứu về sự phát triển tư tưởng quản trị lại đóng vai trò quan trọng đối với các nhà quản trị hiện này?

2. Trình bày những nguyên tắc trong quan điểm quan liêu. Hãy chỉ ra những ưu nhược điểm của phương pháp này khi áp dụng trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay trên thế giới?

3. Trình bày trường phái truyền thống về quản trị và rút ra những ưu điểm, hạn chế? Tại sao các nhà quản trị ngày nay phải nâng cao kỹ năng và hiểu biết về chính trị pháp luật?

4. Quản trị khoa học của Taylor nhấn mạnh vào những nguyên tắc nào? Những nguyên tắc nào vẫn còn giá trị cho các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. 5. So sánh 3 quan điểm chủ yếu trong quan điểm truyền thống: Quan điểm quan

liêu, Quan điểm khoa học và Quan điểm hành chính.

6. Quản trị tổng quát (quản trị tổ chức) có bao nhiêu nguyên tắc? Nguyên tắc nào quyết định thực chất lý thuyết này? Hãy nêu đặc điểm của nguyên tắc thống nhất chỉ huy?

7. So với trường phái quản trị khoa học của Taylor thì trường phái quản trị hành chính của Fayol giống và khác nhau ở điểm nào?

8. Quan điểm hành vi của Elton Mayo có những tiến bộ gì so với quan điểm truyền thống? Nhận định về quan điểm này.

9. Tại sao quan điểm hệ thống là quan trọng đối với các nhà quản trị trong thế kỷ mới? Quan điểm này hỗ trợ các tổ chức đạt mục tiêu như thế nào?

CHƯƠNG 3. MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC (4 giờ lý thuyết, 2 giờ thực hành) Mục tiêu của chương 3

Sau khi học xong chương này, người học sẽ:

-Giải thích được mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường với tổ chức

-Giải thích được những yếu tố môi trường vĩ mô: kinh tế, văn hóa, công nghệ, ...ảnh hưởng như nào đến tổ chức

-Chỉ ra được sự tác động của các yếu tố môi trường vi mô ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức

-Chỉ ra một số xu hướng mới của nền kinh tế mới. Tài liệu tham khảo

-Chủ biên Vương Thị Thanh Trì (2017), Giáo trình Quản trị học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, chương 3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Chủ biên Lê Thế Giới (2007), Quản trị học, NXB Tài chính, chương 3.

-Lưu Đan Thọ (2014), Quản trị học trong xu thế hội nhập (Những vấn đề cốt yếu của quản lý), NXB Tài chính, chương 3.

Chương 3 sẽ đề cập những yếu tố thuộc môi trường tác động tới một doanh nghiệp và mối liên hệ giữa một doanh nghiệp với xã hội mà trong đó doanh nghiệp này đang họat động.

Môi trường quản trị là sự vận động tổng hợp, tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố nội tại (bên trong doanh nghiệp) và những yếu tố ngoại sinh (bên ngoài doanh nghiệp) nhưng lại có thể ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động quản trị của một doanh nghiệp.

Doanh nghiệp luôn tồn tại trong môi trường của nó, chịu sự tương tác của các thay đổi môi trường trong quá trình hoạt động. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, một thế giới “phẳng” như hiện nay, sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ cũng như môi trường tự nhiên thì việc nghiên cứu những xu hướng và những tác động của môi trường đến hoạt động doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Tất cả các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, thì việc đầu tiên cần phải làm là tìm hiểu và nghiên cứu những yếu tố đang tác động tới tổ chức và lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia.

Các doanh nghiệp, nhà cung ứng, các trung gian marketing, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và công chúng đều hoạt động trong một môi trường vĩ mô rộng lớn trong đó có các yếu tố và xu hướng tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời cũng làm nảy sinh nhữngthách thức. Những yếu tố này là những yếu tố "không thể khống chế được mà

doanh nghiệp phải theo dõi và đối phó”. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng ngày càng phải chịu nhiều tác động của những lực lượng toàn cầu. Trong bức tranh toàn cầu đang biến đổi nhanh chóng, doanh nghiệp phải theo dõi sáu lực lượng chủ yếu, cụ thể là các lực lượng quốc tế, kinh tế, công nghệ, chính trị - pháp luật, văn hóa- nhân khẩu học-xã hội và tự nhiên.

Các nhà quản trị dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều phải xem xét đến các yếu tố của môi trường xung quanh một doanh nghiệp. Nếu như họ chỉ có thể thay đổi chút ít hoặc không thể thay đổi các yếu tố này, thì không có sự lựa chọn nào khác là phải thích ứng với chúng. Nhà quản trị phải xác định, ước lượng và phản ứng lại đối với các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của nó.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học đại cương: Phần 1 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 54 - 58)