Chi phí và lợi ích của hoạch định

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học đại cương: Phần 1 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 73 - 74)

a. Chi phí của hoạch định

Tính không chắc chắn của môi trường

Để lập kế hoạch có hiệu quả nhà quản trị cần phải có những hiểu biết về môi trường, về thị trường, về sự cạnh tranh, về điểm mạnh và điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh…Họ phải dự đoán được các yếu tố không chắc chắn và đưa ra phương án.

Tính cứng nhắc

Bản hoạch định phụ thuộc vào việc xác định rõ ràng mục tiêu và các hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Điều này sẽ tạo ra sự gò bó trong thực hiện, đôi khi kém linh hoạt và đặc biệt là hạn chế sự sáng tạo. Kết quả đạt được đúng như hoạch định nhưng không phản ảnh đúng tiềm năng vốn có của doanh nghiệp. Chẳng hạn, doanh số bán hàng có thể đạt được cao hơn so với định mức thực tế của bản hoạch định.

Năng lực của người hoạch định

Nhà quản trị thường cố gắng bảo vệ các bản kế hoạch của mình mà không chỉ rõ được các điểm bất cập trong hoạch định như hạn chế về nguồn lực, cơ sở vật chất lạc hậu, tay nghề lao động kém,…Đôi khi các chủ doanh nghiệp và các chuyên gia thiết lập mục tiêu đầy tham vọng so với thực tế. Điều này khiến việc thực thi kém hiệu quả.

Tốn chi phí

Hoạch định là một quá trình đòi hỏi tốn rất nhiều thời gian, năng lực và chi phí cho việc thực hiện. Nó có thể sẽ trì hoãn một số trường hợp khi có sự biến đổi bất ngờ từ môi trường. Các chi phí hoạch định là tỷ lệ thuận với thời gian dành cho việc hoạch

định. Nếu nhà quản trị có kế hoạch ngân sách tùy theo quá trình hoạch định, kết quả có thể là khác nhau trong nhiều trường hợp.

b. Lợi ích của hoạch định

- Đảm bảo sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên của doanh nghiệp: Hoạch định giúp xác định và sử dụng tối ưu mọi nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp. Nó được tính toán với mục đích giảm thiểu sự lãng phí các nguồn tài nguyên quan trọng và tránh sự trùng lặp trong sử dụng để đạt được lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất có thể.

- Tăng cường khả năng thích ứng với tình huống tương lai, tránh những rủi ro trong kinh doanh: Tương lai nói chung là không chắc chắn và nhiều thứ có thể thay đổi theo thời gian. Sự không chắc chắn được tăng lên với sự gia tăng kích thước thời gian. Hoạch định cung cấp một cách tiếp cận có hệ thống giúp dự báo những rủi ro kinh doanh liên quan. Nó cũng giúp đưa ra những biện pháp phòng ngừa cần thiết để tránh những rủi ro.

- Tạo điều kiện phối hợp thích hợp: Thông thường, các kế hoạch của tất cả các bộ phận của một doanh nghiệp được phối hợp tốt với nhau. Tương tự như vậy, các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của một doanh nghiệp cũng được phối hợp với nhau. Phối hợp tốt chỉ có được khi có lập kế hoạch hiệu quả.

- Xác định đúng hướng: Hướng có nghĩa là cung cấp thông tin thích hợp, hướng dẫn chính xác và đúng cho cấp dưới. Hướng không thể được thực hiện mà không có lập kế hoạch. Việc lập kế hoạch sẽ cho doanh nghệp biết phải làm gì, làm thế nào để đạt được mục tiêu và khi nào thì tiến hành thực hiện. Do đó lập kế hoạch cho doanh nghiệp xác định đúng phương hướng và duy trì sự tập trung sau khi đã thành công.

- Giúp kiểm soát tốt: Trong quá trình kiểm soát sẽ đánh giá được hiệu suất thực tế của người lao động đạt được so với kế hoạch, và độ lệch (nếu có) được phát hiện và sửa chữa. Sẽ là không thể đạt được nếu như không lập kế hoạch, vì vậy, lập kế hoạch trở nên quan trọng để giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt các mục tiêu.

- Giúp đạt được mục tiêu: Mỗi doanh nghiệp có mục tiêu nhất định, và mỗi doanh nghiệp vẫn luôn không ngừng nỗ lực để thực hiện những mục tiêu đã thiết lập. Lập kế hoạch giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu nhưng với một số cách dễ dàng và nhanh chóng. Lập kế hoạch cũng giúp doanh nghiệp tránh thực hiện một số hoạt động ngẫu nhiên (được thực hiện bởi cơ hội).

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học đại cương: Phần 1 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 73 - 74)