Xác định vấn đề

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học đại cương: Phần 1 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 81 - 82)

Việc xác định vấn đề là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trong tiến trình ra quyết định, vì người ra quyết định không nhận thức về vấn đề và nguyên nhân của chúng một cách đúng đắn, thì không thể đưa ra những quyết định đúng đắn. Ví như một bác sĩ muốn tìm phương án chữa bệnh cho bệnh nhân thì trước hết phải biết bệnh nhân đó bị bệnh gì, nếu không mọi cố gắng của bác sĩ trở nên vô nghĩa. Muốn thực hiện được bước này trước tiên người ra quyết định cần phải chắc chắn rằng quyết

định mà họ sắp đưa ra thật sự là quyết định mà họ cần phải làm. Nếu không họ có thể bỏ qua vấn đề đó. Nhà quản trị phải nhận ra rằng vấn đề hoặc cụ thể hơn là sự khác biệt giữa trạng thái hiện tại và mong muốn của sự việc. Trong tình huống đơn giản, nhà quản trị có thể nhanh chóng xác định vấn đề. Ngược lại trong tình huống phức tạp, khó có thể đề ra nhiệm vụ quyết định một cách chính xác. Trong tình huống như vậy thường phải đề ra nhiệm vụ quyết định một cách sơ bộ và tiếp tục thu thập, phân tích thông tin để làm rõ nhiệm vụ. Đặc biệt phải luôn nhớ: cách đặt vấn đề sai sẽ dẫn đến quyết định của một kết quả sai.

Sau khi đã xác định được vấn đề và hiểu những nguyên nhân của nó thì người ra quyết định cần phải nhanh chóng đưa ra những lựa chọn như: không cần làm gì cả (vì đây cũng được xem là một quyết định), chỉ quan sát vấn đề và trở lại vấn đề vào một ngày khác (vì người ra quyết định cần tập trung nguồn lực cho việc giải quyết những vấn đề ưu tiên hơn), thử kiểm tra vấn đề hoặc cứ tiến tới tìm kiếm một giải pháp và đưa ra nhiều quyết định hơn.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học đại cương: Phần 1 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 81 - 82)