QUẢN TRỊ TRONG MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học đại cương: Phần 1 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 67)

3.4.1. Những xu hướng kinh tế toàn cầu

Trong nền kinh tế toàn cầu thì doanh nghiệp thường hình thành và theo đuổi các loại chiến lược kinh doanh chủ yếu: Chiến lược đa quốc gia, chiến lược xuyên quốc

gia, chiến lược toàn cầu, chiến lược quốc tế, chiến lược cạnh tranh và chiến lược phản ứng nhanh… Các chiến lược này chính là phương sách mà các doanh nghiệp kinh doanh toàn cầu sử dụng để đối phó với hai áp lực lớn là giảm chi phí (tiêu chuẩn hóa sản phẩm) và nội địa hóa (tính thích ứng thị trường). Mỗi loại chiến lược đều có vai trò, vị trí, những lợi thế và bất lợi, nhưng đều hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp là tồn tại và phát triển, bảo đảm được sứ mệnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

a. Chiến lược đa quốc gia

Các tập đoàn theo đuổi chiến lược đa quốc gia thành lập các công ty con ở nhiều nước nhưng mỗi công ty con đều có các chiến lược sản xuất, marketing và R&D riêng của mình. Chiến lược đa quốc gia chỉ có ý nghĩa khi sức ép nội địa hóa cao và sức ép về giảm chi phí thấp.

b. Chiến lược xuyên quốc gia

Các tập đoàn theo đuổi chiến lược xuyên quốc gia thường được hình thành trên cơ sở hợp nhất từ các công ty thuộc nhiều quốc gia khác nhau. Chiến lược này chỉ có ý nghĩa khi gặp áp lực cao về giảm chi phí và áp lực cao về nội địa hóa (về tính thích nghi với địa phương). Về thực chất, các công ty theo đuổi chiến lược xuyên quốc gia là cố gắng đạt được lợi thế chi phí thấp và khác biệt hóa sản phẩm.

c. Chiến lược quốc tế

Các công ty theo đuổi chiến lược quốc tế sẽ kết hợp chiến lược toàn cầu và chiến lược đa quốc gia. Thực hiện chiến lược này công ty mẹ kiểm soát chặt chẽ chiến lược sản xuất và marketing.

3.4.2. Chiến lược kinh doanh trong môi trường toàn cầu

a. Chiến lược xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động bán sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Đây là phương thức thâm nhập thị trường thế giới đơn giản và phổ biến, dễ thực hiện.

b. Chiến lược bán bản quyền (Bán giấy phép)

Chiến lược cấp phép là một sự thỏa thuận, dàn xếp trong đó người được cấp phép nước ngoài mua quyền sản xuất một sản phẩm của một công ty trong nước với chi phí thỏa thuận. Sau đó, người được cấp phép sử dụng vốn đầu tư của mình để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài.

c. Chiến lược nhượng quyền kinh doanh

Người nhận quyền kinh doanh phải tuân thủ chặt chẽ từ việc chế tạo sản phẩm cho tới những chiến lược marketing do người nhượng quyền phát động. Bên cạnh đó, người nhượng quyền sẽ nhận được khoản thu nhập bằng tỷ lệ phần trăm thu nhập của

người nhận quyền. Ví dụ tiêu biểu cho bên nhượng quyền kinh doanh là chuỗi nhà hàng KFC, Lotteria, hay McDonald…

MỘT SỐ THUẬT NGỮ CHUYÊN NGÀNH

Môi trường Environment

Môi trường quản trị Management Evironment

Môi trường vĩ mô Macro Environment

Môi trường vi mô Micro Environment

Môi trường quốc tế International Evironment

Môi trường kinh tế Economy Environment

Môi trường công nghệ Technology Environment

Môi trường văn hóa Culture Environment

Môi trường tự nhiên Nature Environment

Nhân khẩu học Demographic

Khách hàng Customer

Nhà cung ứng Supplier

Đối thủ cạnh tranh Competitor

Toàn cầu hóa Globalization

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Sự khác biệt cơ bản giữa môi trường vĩ mô và môi trường cạnh tranh (môi trường vi mô) là gì?

2. Theo bạn, môi trường công nghệ tác động như thế nào tới quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Phân tích và cho ví dụ cụ thể.

3. Tại sao vấn đề quản trị môi trường ngày càng được các nhà quản trị quan tâm? Các doanh nghiệp cần có những cách thức nào để phản ứng lại tính chất không chắc chắn của môi trường.

THẢO LUẬN

CHƯƠNG 4. HOẠCH ĐỊNH VÀ RA QUYẾT ĐỊNH (5 giờ lý thuyết, 2 giờ thực hành)

Mục tiêu của chương 4

Sau khi học xong chương này, người học sẽ:

-Làm thế nào để thiết lập được các bước cơ bản trong quá trình lập kế hoạch. Lập kế hoạch chiến lược khác như thế nào với lập kế hoạch chiến thuật và tác nghiệp.

-Tại sao phân tích cả hai môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của công ty lại quan trọng trước khi xây dựng một chiến lược. Biết cách lựa chọn chiến lược cho doanh nghiệp

-Làm thế nào công ty có thể đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua các chiến lược kinh doanh.

-Biết được các bước cơ bản cần thiết của quá trình ra quyết định Tài liệu tham khảo

-Chủ biên Vương Thị Thanh Trì (2017), Giáo trình Quản trị học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, chương 4.

-Chủ biên Lê Thế Giới (2007), Quản trị học, NXB Tài chính, chương 4 và 5. -Lưu Đan Thọ (2014), Quản trị học trong xu thế hội nhập(Những vấn đề cốt yếu

của quản lý), NXB Tài chính, chương 4.

4.1. TẠI SAO PHẢI HOẠCH ĐỊNH 4.1.1. Các nguồn tài nguyên hạn chế 4.1.1. Các nguồn tài nguyên hạn chế

Đối với các doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ, nguồn lực khan hiếm chính là các yếu tố sản xuất khan hiếm. Việc khan hiếm của các nguồn lực là bài toán làm đau đầu các nhà quản trị khi lập kế hoạch. Chính điều này nhiều khi còn làm giảm mức tối ưu của các phương án được lựa chọn. Sự khan hiếm nguồn lực đòi hỏi các nhà quản trị cần phải xây dựng những bản kế hoạch cụ thể và rõ ràng nhằm đưa ra quyết định lựa chọn hợp lý. Khi lập kế hoạch, các nhà quản trị phải phân tích, đánh giá và dựa vào nguồn lực hiện có của doanh nghiệp mình để tối ưu hóa các lựa chọn trong bản kế hoạch.

4.1.2. Tính không chắc chắn của môi trường

Lập kế hoạch là quá trình chuẩn bị để đối phó với sự thay đổi và tình huống không chắc chắn của môi trường kinh doanh mà chủ yếu là các nhân tố trong môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường ngành.

Tình trạng không chắc chắn: Xảy ra khi toàn bộ hay một phần của môi trường kinh doanh được coi là không thể tiên đoán được, điều này khiến cho nhà quản trị không biết chính xác tương lai hoặc kết quả của những nỗ lực của họ để làm sáng tỏ những thứ không chắc chắn.

– Hậu quả không chắc chắn: Xảy ra khi nhà quản trị không thể tiên đoán trước được những hậu quả có thể xảy ra do những thay đổi của môi trường tác động đến doanh nghiệp, do vậy mà dẫn đến sự không chắc chắn.

– Sự phản ứng không chắc chắn: Xảy ra khi không thể tiên đoán được những hệ quả của một quyết định cụ thể, sự phản ứng của doanh nghiệp đối với những biến động của môi trường kinh doanh.

4.2. VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH 4.2.1. Khái niệm về hoạch định 4.2.1. Khái niệm về hoạch định

Hoạch định là chức năng đầu tiên của quản trị, là cơ sở để thực hiện các chức năng còn lại của quản trị. Hoạch định có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản trị và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tất cả các nhà quản trị dù ở cấp cao hay thấp nhất trong doanh nghiệp cũng cần phải hoạch định dưới hình thức này hay hình thức khác. Hoạch định giúp nhà quản trị có thể xác định được đối tượng cần theo đuổi và liên quan đến việc xác định các hướng hành động như: làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai sẽ làm việc đó.

Hoạch định liên quan đến việc xác định các mục tiêu và mục đích cần đạt được trong tương lai bằng cách phân tích những hạn chế hiện tại để nhằm đạt được mục tiêu. Việc hoạch định giúp nhà quản trị loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro thông qua việc dự đoán, thiết kế quá trình hành động và cách hình thành chương trình để đạt được các mục tiêu được xác định trước đó. Hoạch định là quá trình xác định mục tiêu và quyết định phải làm gì và làm như thế nào để đạt được mục tiêu (Harold Koontz, Cyril Odonnel,…). Hoạch định là “đối phó sự bất định” bằng một bản kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu đã đặt ra (R.Kreitner, 1998).

Khi nhà quản trị đề ra kế hoạch thực hiện đòi hỏi phải chứa đựng bốn nguyên lý cơ bản: mục tiêu, hành động, tài nguyên và thực hiện. Một kế hoạch được đề ra mà thiếu một trong những nguyên lý này, kế hoạch đó sẽ không thể thực hiện được, hoặc nếu được thì cũng chỉ là một kế hoạch “đầu voi đuôi chuột”.

- Mục tiêu: Là đích nhắm về tương lai mà quản trị viên hi vọng sẽ đạt được. Ví dụ: Doanh nghiệp đặt ra chỉ tiêu “tăng năng suất 15% cho năm 2020” điều đó có ý nói

đích nhắm của chúng ta là 15%, và quản trị viên hi vọng sẽ thu hoạch được trong một hạn kỳ nhất định trong tương lai là cuối năm 2020.

- Hành động: là yếu tố chủ yếu để quyết định sự thành bại của mục tiêu. Hoạch định cách thức hành động gọi là chiến lược hay chiến thuật.

-Tài nguyên: Là mọi nguồn tài nguyên như nguyên nhiên vật liệu, tài chính, thông tin, cơ sở vật chất, nhân sự kể cả năng lực quản trị. Nhà quản trị cần tính toán và phân bổ ngân khoản phải sử dụng cho việc thực hiện mục tiêu một cách chính xác.

-Thực hiện: Tất cả mọi kế hoạch sẽ trở lên không có ý nghĩa, nếu các kế hoạch đó không được thực hiện. Thực hiện được xem là cốt lõi của kế hoạch và kế hoạch được thực hiện không bởi do cá nhân một quản trị viên, mà phải được hoàn thành do mọi thành viên trong tổ, đội hay các nhóm khác nhau tùy theo kế hoạch đó là lớn hay nhỏ.

4.2.2. Chi phí và lợi ích của hoạch định

a. Chi phí của hoạch định

Tính không chắc chắn của môi trường

Để lập kế hoạch có hiệu quả nhà quản trị cần phải có những hiểu biết về môi trường, về thị trường, về sự cạnh tranh, về điểm mạnh và điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh…Họ phải dự đoán được các yếu tố không chắc chắn và đưa ra phương án.

Tính cứng nhắc

Bản hoạch định phụ thuộc vào việc xác định rõ ràng mục tiêu và các hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Điều này sẽ tạo ra sự gò bó trong thực hiện, đôi khi kém linh hoạt và đặc biệt là hạn chế sự sáng tạo. Kết quả đạt được đúng như hoạch định nhưng không phản ảnh đúng tiềm năng vốn có của doanh nghiệp. Chẳng hạn, doanh số bán hàng có thể đạt được cao hơn so với định mức thực tế của bản hoạch định.

Năng lực của người hoạch định

Nhà quản trị thường cố gắng bảo vệ các bản kế hoạch của mình mà không chỉ rõ được các điểm bất cập trong hoạch định như hạn chế về nguồn lực, cơ sở vật chất lạc hậu, tay nghề lao động kém,…Đôi khi các chủ doanh nghiệp và các chuyên gia thiết lập mục tiêu đầy tham vọng so với thực tế. Điều này khiến việc thực thi kém hiệu quả.

Tốn chi phí

Hoạch định là một quá trình đòi hỏi tốn rất nhiều thời gian, năng lực và chi phí cho việc thực hiện. Nó có thể sẽ trì hoãn một số trường hợp khi có sự biến đổi bất ngờ từ môi trường. Các chi phí hoạch định là tỷ lệ thuận với thời gian dành cho việc hoạch

định. Nếu nhà quản trị có kế hoạch ngân sách tùy theo quá trình hoạch định, kết quả có thể là khác nhau trong nhiều trường hợp.

b. Lợi ích của hoạch định

- Đảm bảo sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên của doanh nghiệp: Hoạch định giúp xác định và sử dụng tối ưu mọi nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp. Nó được tính toán với mục đích giảm thiểu sự lãng phí các nguồn tài nguyên quan trọng và tránh sự trùng lặp trong sử dụng để đạt được lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất có thể.

- Tăng cường khả năng thích ứng với tình huống tương lai, tránh những rủi ro trong kinh doanh: Tương lai nói chung là không chắc chắn và nhiều thứ có thể thay đổi theo thời gian. Sự không chắc chắn được tăng lên với sự gia tăng kích thước thời gian. Hoạch định cung cấp một cách tiếp cận có hệ thống giúp dự báo những rủi ro kinh doanh liên quan. Nó cũng giúp đưa ra những biện pháp phòng ngừa cần thiết để tránh những rủi ro.

- Tạo điều kiện phối hợp thích hợp: Thông thường, các kế hoạch của tất cả các bộ phận của một doanh nghiệp được phối hợp tốt với nhau. Tương tự như vậy, các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của một doanh nghiệp cũng được phối hợp với nhau. Phối hợp tốt chỉ có được khi có lập kế hoạch hiệu quả.

- Xác định đúng hướng: Hướng có nghĩa là cung cấp thông tin thích hợp, hướng dẫn chính xác và đúng cho cấp dưới. Hướng không thể được thực hiện mà không có lập kế hoạch. Việc lập kế hoạch sẽ cho doanh nghệp biết phải làm gì, làm thế nào để đạt được mục tiêu và khi nào thì tiến hành thực hiện. Do đó lập kế hoạch cho doanh nghiệp xác định đúng phương hướng và duy trì sự tập trung sau khi đã thành công.

- Giúp kiểm soát tốt: Trong quá trình kiểm soát sẽ đánh giá được hiệu suất thực tế của người lao động đạt được so với kế hoạch, và độ lệch (nếu có) được phát hiện và sửa chữa. Sẽ là không thể đạt được nếu như không lập kế hoạch, vì vậy, lập kế hoạch trở nên quan trọng để giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt các mục tiêu.

- Giúp đạt được mục tiêu: Mỗi doanh nghiệp có mục tiêu nhất định, và mỗi doanh nghiệp vẫn luôn không ngừng nỗ lực để thực hiện những mục tiêu đã thiết lập. Lập kế hoạch giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu nhưng với một số cách dễ dàng và nhanh chóng. Lập kế hoạch cũng giúp doanh nghiệp tránh thực hiện một số hoạt động ngẫu nhiên (được thực hiện bởi cơ hội).

4.2.3. Các loại hoạch định

c. Hoạch định chiến lược

Hoạch định chiến lược là tập hợp các hành động, quyết định của nhà lãnh đạo hướng tới việc soạn thảo các chiến lược chuyên biệt nhằm thực hịên mục tiêu và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Hoạch định chiến lược định hướng về tương lai nơi doanh nghiệp muốn đạt được trong 3, 5 hoặc thậm chí 10 năm. Hoạch định chiến lược được thiết lập bởi nhà quản cấp cao (Top managers), nhưng cũng cần có sự tham gia các cấp quản trị trong tổ chức để đạt được mục tiêu chiến lược đã được hoạch định. Quản trị cấp cao phát triển các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp để quản trị cấp trung có thể tạo ra kế hoạch chiến thuật tương thích phù hợp với những mục tiêu đó.

d. Hoạch định chiến thuật

Hoạch định chiến thuật hỗ trợ các kế hoạch chiến lược bằng cách chuyển chúng vào các kế hoạch cụ thể liên quan đến từng bộ phận riêng của tổ chức.

e. Hoạch định tác nghiệp

Hoạch định tác nghiệp nằm ở vị trí quản trị thấp nhất, đó là những kế hoạch được thực hiện bởi nhà quản trị cấp cơ sở. Hoạch định tác nghiệp là quá trình ra các quyết định ngắn hạn và chi tiết về nội dung công việc; các biện pháp thực hiện nhằm cụ thể hóa hoạch định chiến thuật. Tất cả các kế hoạch tác nghiệp tập trung vào các thủ tục và quy trình cụ thể xảy ra ở những cấp thấp nhất của doanh nghiệp.

Theo J. Stoner, hệ thống hoạch định của một doanh nghiệp được phân chia thành hoạch định mục tiêu, hoạch định chiến lược, hoạch định tác nghiệp. Trong đó, các

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học đại cương: Phần 1 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)