Lựa chọn phương án

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học đại cương: Phần 1 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 84 - 85)

Bước 6 bao gồm các hoạt động để xác định phương án tốt nhất trong số các phương án liệt kê và đánh giá. Từ lúc xác định tất cả các nhân tố thích hợp trong quyết định, phân bổ tỷ trọng các tiêu chuẩn này một cách chính xác, và xác định những giải pháp có thể thực hiện được, đến đây chúng ta phải chọn phương án mang điểm số cao nhất trong bước 5.

Việc lựa chọn các phương án trong tiến trình ra quyết định cũng cần cân nhắc đến khía cạnh đạo đức, xã hội, pháp lý,…bên cạnh tính kinh tế, và cũng cần xem xét cả khả năng và nguồn lực cần thiết cho việc thực thi quyết định. Dưới đây là các yêu cầu cơ bản trong việc lựa chọn phương án quyết định:

- Đảm bảo tính thống nhất: Mỗi quyết định là một bộ phận trong một hệ thống các quyết định của tổ chức. Tính thống nhất của các quyết định thể hiện:Đảm bảo tác động về một hướng, đó là mục tiêu của tổ chức. Giữa chúng không có sự mâu thuẫn hoặc trái ngược nhau, phủ định nhau. Vì vậy, những quyết định nào không còn phù hợp phải được thay thế bằng những quyết định mới, thoả mãn với những điều kiện mới - Phải cụ thể, rõ ràng: không ai có thể thực hiện được một quyết định mà trong đó không chỉ rõ thời gian thực hiện, đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh… Tuy nhiên, mức độ quy định cụ thể sẽ không giống nhau trong từng loại quyết định khác nhau. Chẳng hạn, những quyết định chiến lược mức độ cụ thể sẽ thấp hơn so với các

quyết định tác nghiệp. Thông thường, những quyết định như vậy người ta phải thông qua hệ thống các văn bản hướng dẫn, nhằm cụ thể hoá hành động cho quá trình tổ chức thực hiện quyết định

- Tính kịp thời: Tính kịp thời là một yêu cầu nghiêm ngặt của các quyết định quản trị. Sự không kịp thời của nó không những không tạo ra hiệu quả mà đôi khi gây ra hậu quả to lớn cho doanh nghiệp. Ví như Một công ty đang bắt đầu thực hiện quyết định trước đó, tung ra thị trường một sản phẩm mới trong khi thị hiếu khách hàng đã thay đổi.

- Phải khả thi: phương án lựa chọn có khả năng áp dụng trong tương lai? Việc xây dựng nhiều phương án khả năng nhằm giúp chúng ta có nhiều cơ hội chọn lựa phương án tối ưu, đảm bảo quyết định được thực thi trong tương lai.

– Phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp: Một phương án có thể có lợi nhuận cao nhất song cần vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn đầu tư chậm; phương án khác có thể ít lợi nhuận song cũng ít rủi ro hơn; một phương án khác nữa có thể thích hợp với các mục tiêu dài hạn của tổ chức song tính khả thi không cao. Ví dụ: Trong trường hợp mục tiêu duy nhất là muốn cực đại lợi nhuận trước mắt của một doanh nghiệp nào đó, nếu tương lai chắc chắn, khả năng dự trữ tiền mặt, vốn đầy đủ và hầu hết những yếu tố có thể có những số liệu xác định, thì việc đánh giả phương án sẽ tương đối dễ dàng.

– Phải tính đến những tác động ngược: không nên hiểu phương án tối ưu là phương án hoàn toàn không có nhược điểm. Xét trên phương diện lý thuyết, mặc dù đã chọn phương án tối ưu, nhưng thực tế cũng không loại trừ khả năng quyết định kém hiệu quả, không khả thi. Vì vậy, bên cạnh việc chọn phương án tối ưu đồng thời có phương án dự phòng.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học đại cương: Phần 1 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 84 - 85)