CÁC ĐƯỜNG CHI PHÍ SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu giáo trình KINH TẾ HỌC VI MÔ NÂNG CAO (chương trình dành cho cao học) (Trang 43 - 50)

U xy x y

2.2. CÁC ĐƯỜNG CHI PHÍ SẢN XUẤT

Để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ, người sản xuất phải sử dụng vốn, lao động và các yếu tố sản xuất khác. Giá trị của các yếu tố đầu vào của sản xuất tạo thành chi phí sản xuất. Tất cả các chi phí để sản xuất ra sản phẩm được gọi là tổng chi phí TC:

TC=C(w,r,q)

Với giả định người sản xuất luôn tối thiểu hóa chi phí, TC là hàm tổng chi phí (cost function) thể hiện mức tổng chi phí tối thiểu để sản xuất ra q đơn vị sản lượng, biết tiền lương là w và giá vốn là r.

Chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn

Các nhà kinh tế thường chia chi phí của doanh nghiệp thành chi phí ngắn hạn (short-run cost) và chi phí dài hạn (long-run cost). Trong ngắn hạn, giá cả và tiền lương cứng nhắc, công nghệ sản xuất được giả định không thay đổi. Trong dài hạn, tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi. Tuy nhiên, sự phân biệt ngắn và dài hạn chỉ mang tính tương đối.

Chi phí sản xuất trong ngắn hạn

Chi phí cố định và chi phí biến đổi

Trong ngắn hạn, một số chi phí sản xuất cũng không thay đổi khi thay đổi sản lượng, chẳng hạn như chi phí thuê nhà xưởng, khấu hao tài sản cố định,… Những chi phí này được gọi là chi phí cố định (fixed cost), ký hiệu là FC. Ngược lại, có những chi phí thay đổi trong ngắn hạn khi sản lượng thay đổi, chẳng hạn như chi phí nguyên vật liệu, nhân công, … Những chi phí này gọi là chi phí biến đổi (variable cost), ký hiệu là VC. Như vậy:

TC = FC + VC

Chi phí bình quân và chi phí cận biên

Mặc dù tổng chi phí quan trọng, tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả sản xuất, người ta thường quan tâm đến chi phí trên một đơn vị sản lượng. Đó là chi phí

44 bình quân, ký hiệu là AC TC FC VC AC AFC AVC q q q     

Trong đó, AFC và AVC lần lượt là chi phí cố định bình quân và chi phí biến đổi bình quân.

Chi phí cận biên là chi phí để sản xuất thêm một đơn vị sản lượng. Ký hiệu là MC. TC MC q    Đồ thị các đường chi phí

Đường tổng chi phí: Khi sản lượng tăng, tổng chi phí sản xuất TC sẽ tăng lên. Đường tổng chi phí sản xuất do vậy là đường dốc lên. Hình dạng của đường tổng chi phí sản xuất TC phụ thuộc vào hiệu suất theo qui mô của hàm sản xuất. Nếu hàm sản xuất có hiệu xuất không đổi theo qui mô, đường tổng chi phí có hình dạng là một đường thẳng, do tổng chi phí tăng tỷ lệ với sản lượng sản xuất như trong hình 2.6.

Hình 2.6

Nếu hàm sản xuất có hiệu suất tăng theo qui mô, hàm sản xuất là đường cong với độ dốc dương giảm dần, do tổng chi phí tăng chậm hơn tốc độ tăng sản

45

lượng. Nếu hàm sản xuất có hiệu suất giảm theo qui mô, hàm sản xuất là đường cong với độ dốc dương tăng dần, do tổng chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng.

Hình 2.7

Trong nhiều trường hợp, đường tổng chi phí TC sẽ có dạng như hình 2.7. Đầu tiên, tổng chi phí sản xuất giảm dần khi sản lượng tăng lên, tương ứng với hiệu suất tăng theo qui mô. Tuy nhiên, đến một mức sản lượng nào đó, chi phí sản xuất bắt đầu tăng nhanh hơn sản lượng, đồng nghĩa với hiệu suất giảm theo qui mô. Điều này có thể giải thích như sau: khi sản lượng bắt đầu tăng lên, người sản xuất có điều kiện hiện đại hóa sản xuất, phân công lao động tốt hơn, làm nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, khi qui mô sản xuất đã lớn, việc tăng thêm qui mô sẽ khiến hiệu quả giảm xuống do việc quản lý, tổ chức sản xuất khó khăn hơn.

Đường chi phí biên:

Đường chi phí cận biên có hình dạng phụ thuộc vào hình dạng của đường tổng chi phí. Nếu đường tổng chi phí là đường thẳng dốc lên như Hình xx,

46

đường chi phí biên sẽ là đường thẳng nằm ngang, do độ dốc của đường tổng chi phí không đổi, có nghĩa là chi phí biên không đổi. Trường hợp phổ biến là đường tổng chi phí cho dạng như hình xxx. Khi đó, do đường tổng chi phí có độ dốc giảm dần rồi lại tăng dần, đường chi phí cận biên MC sẽ có dạng hình chữ U.

Đường chi phí bình quân

Đường chi phí bình quân AC cũng có hình dạng phụ thuộc vào hình dạng của đường tổng chi phí. Trong trường hợp đường tổng chi phí là đường dốc thẳng như hình xx, đường chi phí bình quân sẽ là đường thẳng nằm ngang do hiệu suất theo qui mô không đổi. Trong trường hợp này, đường chi phí bình quân AC trùng với đường chi phí biên MC. Chi phí sản xuất thêm một sản phẩm cũng chính bằng chi phí bình quân.

Trường hợp đường tổng chi phí có hình dạng như Hình 2.8, đường chi phí bình quân cũng có hình chữ U như đường MC. Ban đầu, chi phí bình quân giảm xuống do hiệu suất tăng theo qui mô. Tuy nhiên, đến một mức sản lượng nào đó, chi phí bình quân tăng lên do hiệu suất giảm theo qui mô. Tại sản phẩm đầu tiên, chi phí bình quân bằng với chi phí biên. Tuy nhiên, khi sản lượng tăng lên, chi phí bình quân sẽ cao hơn chi phí biên do chi phí biên giảm dần, trong khi chi phí bình quân tính cả chi phí của những sản phẩm sản xuất trước. Khi chi phí biên bắt tăng lên, nó sẽ tiến dần tới chi phí bình quân. Khi chi phí biên còn thấp hơn chi phí bình quân, chi phí bình quân còn tiếp tục giảm. Tới một điểm chi phí biên bằng chi phí bình quân. Bắt đầu từ đây, chi phí biên sẽ lớn hơn chi phí bình quân, do chi phí biên tiếp tục tăng. Chi phí biên tăng kéo theo chi phí bình quân tăng. Như vậy, tại giao điểm MC=AC cũng là điểm cực tiểu của chi phí bình quân (hình xx).

47 Hình 2.8

Hình 2.9

Ta có thể chứng mình điều này bằng đại số. Để tìm giá trị cực tiểu của chi phí bình quân AC, điều kiện cần là đạo hàm bậc nhất của AC bằng không.

48 2 . . 0 . . 0 . 0 TC AC q TC q q TC AC q q q q TC q q TC q q TC q TC q TC TC q q MC AC                            

Giải phương trình ta ra điều kiện cực tiểu của AC là AC=MC

Các loại chi phí trong dài hạn

Trong dài hạn, tất cả các chi phí đều có thể thay đổi, không có chi phí cố định. Để phân biệt với ngắn hạn, tổng chi phí dài hạn ký hiệu là LTC, chi phí bình quân dài hạn là LAC, chi phí biên dài hạn là LMC

Chi phí bình quân dài hạn LAC

Trong dài hạn, do mọi thứ đều có thể thay đổi nên nhiều hạn chế trong ngắn hạn làm giảm hiệu quả sản xuất được giải quyết, làm chi phí giảm đi. Đường chi phí bình quân dài hạn sẽ bớt dốc hơn đường chi phí bình quân ngắn hạn. Chẳng hạn, trong ngắn hạn, diện tích nhà máy không thay đổi. Khi sản lượng tăng lên, nhà máy trở nên chật chội làm giảm năng suất, dẫn đến chi phí bình quân tăng lên. Trong dài hạn, nhà sản xuất có thể mở rộng nhà xưởng hoặc xây thêm nhà xưởng mới giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí bình quân. Chính vì thế, chi phí bình quân dài hạn sẽ thấp hơn hoặc bằng chi phí bình quân ngắn hạn. Đường chi phí bình quân dài hạn LAC sẽ nằm dưới đường chi phí bình quân ngắn hạn AC.

Tuy nhiên, giữa đường chi phí bình quân dài hạn và đường chi phí bình quân ngắn hạn có một điểm chung: đó là điểm tối ưu cho cả sản xuất ngắn hạn và dài hạn. Chẳng hạn, ở một mức sản lượng nào đó, diện tích nhà máy là tối ưu dù cho sản xuất ngắn hạn (và dài hạn). Do đó, tại mức sản lượng này, chi phí

49

bình quân ngắn hạn và dài hạn bằng nhau. Tại điểm chung này, đường chi phí bình quân dài hạn LAC tiếp xúc với đường chi phí bình quân ngắn hạn. Nếu coi dài hạn bao gồm nhiều giai đoạn ngắn hạn thì đường chi phí bình quân dài hạn nằm dưới và tiếp xúc với các đường chi phí bình quân ngắn hạn. Hình xxx mình họa mối quan hệ này.

Hình 2.10

Chi phí cận biên dài hạn

Cũng như trong ngắn hạn, đường chi phí cận biên dài hạn LMC sẽ cắt đường chi phí bình quân dài hạn LAC tại điểm cực tiểu của LMC. Trong trường hợp các yếu tố cố định được điều chỉnh rời rạc, chẳng hạn việc xây thêm nhà máy mới, đường chi phí cận biên dài hạn sẽ là các đường chi phí cận biên ngắn hạn ứng với mỗi đoạn rời rạc đó. Trong trường hợp các yếu tố cố định được điều chỉnh liên tục, đường chi phí cận biên dài hạn sẽ cắt các đường chi phí cận biên ngắn hạn tại mức sản lượng ở đó đường chi phí bình quân ngắn hạn tiếp xúc đường chi phí bình quân dài hạn. Hình 2.11 minh họa quan hệ này.

Điểm tối thiểu của đường chi phí bình quân dài hạn sẽ là giao điểm của 4 đường: chi phí bình quân dài hạn LAC, chi phí biên dài hạn LMC, chi phí bình quân ngắn hạn AC và chi phí biên ngắn hạn MC. Tại đó:

50 Hình 2.11

Một phần của tài liệu giáo trình KINH TẾ HỌC VI MÔ NÂNG CAO (chương trình dành cho cao học) (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)