D P S P SP t Lấy đạo hàm hai vế theo t ta được:
T R= (300-3Q)Q =300Q 3Q2 MR = R’ = 300 6Q
LÝ THUYẾT TRÒ CHƠ
Trong chương 2, chúng ta đã phân tích các thị trường tự do cạnh tranh với vô số người bán và người mua các sản phẩm như nhau và không có rào cản gia nhập hay rút khỏi thị trường. Trong thị trường đó, doanh nghiệp là người chấp nhận giá thị trường. Trong thực tế, nhiều thị trường chỉ có một hay một vài doanh nghiệp, đó là các thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Khi thị trường chỉ có một doanh nghiệp, ta có thị trường độc quyền. Khi thị trường có một vài doanh nghiệp cạnh tranh, ta có thị trường độc quyền nhóm hay độc quyền tập đoàn (oligopoly). Thị trường độc quyền đã được phân tích khá kỹ trong chương trình kinh tế vi mô bậc cử nhân. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra rất khác khi thị trường có một vài doanh nghiệp cạnh tranh. Trong thị trường độc quyền nhóm, quyết định tối đa hóa lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào giá hay cầu thị trường mà còn phụ thuộc vào quyết định của doanh nghiệp khác. Sự tương tác giữa các doanh nghiệp khiến cho việc phân tích cung cầu trở nên khó khăn, bởi lẽ đường cầu của mỗi doanh nghiệp không cố định mà phụ thuộc vào hành vi của các doanh nghiệp khác. Tương tác chiến lược giữa các doanh nghiệp đòi hỏi phải sử dụng cách tiếp cận mới, khác với phương pháp phân tích ở chương 2. Một nhánh mới trong kinh tế vi mô hình thành và sau đó được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong kinh tế. Đó là lý thuyết trò chơi (game theory).
4.1. LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI
Lý thuyết trò chơi là một công cụ dùng phân tích tương tác chiến lược giữa hai hay nhiều tác nhân (còn gọi là người chơi). Đây là một nhánh phát triển nhanh và ngày càng có ứng dụng rộng rãi của kinh tế học. Lý thuyết trò chơi được sử dụng rộng rãi, không chỉ trong phân tích kinh tế và kinh doanh, mà còn nhiều khoa học khác như sinh học, xã hội học, chính trị học…Lý thuyết trò chơi đặc biệt hữu ích trong phân tích tương tác chiến lược giữa các doanh nghiệp
128 trong độc quyền nhóm.