Dịch chuyển đường cung, đường cầu

Một phần của tài liệu giáo trình KINH TẾ HỌC VI MÔ NÂNG CAO (chương trình dành cho cao học) (Trang 70 - 73)

l ny   n  n u

3.1.4 Dịch chuyển đường cung, đường cầu

Cân bằng cung cầu ở trên đạt được với giả định các yếu tố khác không đổi. Nếu các yếu tố khác thay đổi, đường cung và đường cầu sẽ dịch chuyển. Điểm cân bằng với giá và sản lượng mới hình thành.

Dịch chuyển đường cung

Đường cung có thể dịch chuyển do các nguyên nhân sau:

Giá đầu vào thay đổi. Nhìn vào hàm cung, ta thấy đường cung doanh nghiệp phụ thuộc vào chi phí vốn và tiền lương. Nếu gía đầu vào như chi phí vốn và tiền lương tăng lên, đường cung doanh nghiệp sẽ dịch chuyển sang trái và ngược lại, nếu giá đầu vào giảm, đường cung doanh nghiệp dịch chuyển sang phải. Sự dịch chuyển đường cung của các doanh nghiệp kéo theo sự dịch chuyển đường cung thị trường theo cùng hướng.

Số lượng nhà sản xuất thay đổi. Khi số lượng nhà sản xuất tăng lên, đường cung thị trường dịch chuyển sang phải do sản lượng tăng ở mỗi mức giá. Ngược lại, khi số lượng nhà sản xuất giảm, đường cung dịch chuyển sang trái

Thay đổi công nghệ. Thay đổi công nghệ làm cho hiệu quả sử dụng đầu vào thay đổi làm thay đổi chi phí sản xuất. Công nghệ mới thường làm giảm chi phí sản xuất bình quân, làm dịch chuyển đường cung sang phải.

71

Đường cung dịch chuyển, giả định đường cầu giữ nguyên, sẽ kéo theo sự thay đổi giá và sản lượng cân bằng. Khi đường cung dịch chuyển sang phải, giá cân bằng giảm và sản lượng cân bằng tăng. Khi đường cung dịch chuyển sang trái, giá cân bằng tăng lên và sản lượng cân bằng giảm. Mức độ tăng, giảm của giá và sản lượng cân bằng phụ thuộc vào độ co dãn của cầu theo giá. Hình xxx và Hình 4.4 minh họa hai trường hợp ứng với độ co dãn khác nhau của cầu. Trong hình 4.4a cầu tương đối co dãn theo giá, đường cầu D khá thoải. Đường cung dịch chuyển sang trái từ S tới S” làm giá tăng nhẹ từ P lên P’ nhưng khiến sản lượng giảm mạnh từ Q xuống Q’. Trong hình 4.4b, cầu tương đối không co dãn theo giá, đường cầu D khá dốc. Đường cung S dịch chuyển sang trái tới S’ khiến giá tăng mạnh từ P lên P’nhưng sản lượng chỉ giảm nhẹ từ Q xuống Q’.

Hình 4.4

Hai trường hợp đặc biệt của đường cung

Có hai trường hợp đặc biệt của đường cung khiến cho đường cung không dịch chuyển. Đó là đường cung cố định và đường cung co dãn hoàn hảo.

72 Hình 4.5

Trường hợp thứ nhất được minh họa trên hình 4.5 A. Trong trường hợp này, cung luôn cố định tại mức sản lượng Q* bất kể mức giá thị trường. Đường cung cố định là một đường thẳng đứng, song song với trục giá. Trong trường hợp này, giá cân bằng được xác định hoàn toàn bởi đường cầu.

Trường hợp thứ 2 được minh họa trên hình 4.5 B. Trong trường hợp này, đường cung là một đường nằm ngang. Một sự thay đổi nhỏ về giá cũng khiến lượng cung tăng lên vô hạn. Trong trường hợp này, sản lượng cân bằng được xác định hoàn toàn do đường cầu.

Ví dụ: Trợ cấp lương thực

Nguồn: Intermediate Microeconomics: A Modern Approach, Sixth Edition Vào thế kỷ 19 ở nước Anh, trong những năm mất mùa, người giàu giúp đỡ người nghèo bằng cách mua toàn bộ lương thực trên thị trường, sử dụng một phần cố định và bán lại cho người nghèo phần còn lại với giá chỉ bằng một nửa giá mua. Thoạt tiên, điều này có vẻ đem lại lợi ích lớn cho người nghèo. Tuy nhiên, suy nghĩ kỹ lại thấy có vấn đề.

Người nghèo chỉ được lợi nếu họ có nhiều lương thực hơn để dùng. Tuy nhiên, chỉ có số lượng lương thực cố định cho họ sau thu hoạch, liệu họ có

73

khấm khá hơn? Thực tế là họ không khấm khá hơn vì họ phải trả cùng một mức giá cho lương thực, dù có hay không chính sách này. Để hiểu rõ, chúng ta hãy tìm cân bằng thị trường khi có và không có chương trình hỗ trợ này. Gọi D(p) là đường cầu của người nghèo, K là lượng tiêu dùng của người giàu và S là lượng cung cố định trong năm mất mùa. Theo giả định, tiêu dùng của người giàu và sản lượng cung ứng đều cố định. Nếu không có chương trình này, giá cả được xác định bởi cân bằng cung cầu như sau:

D(p*) + K = S

Nếu áp dụng chương trình này, cân bằng cung cầu sẽ thay đổi thành: D(p**/2)+K=S

Nếu p* và p** là nghiệm của hai phương trình này, thì p*=p**/2. Nghĩa là, khi người giàu quyết định mua lương thực để bán lại cho người nghèo, giá cả đã bị đẩy lên gấp đôi. Vài cuối cùng, người nghèo mặc dù phải trả mức giá bằng ½ mức giá bán cho người giàu, vẫn phải trả một mức giá ngang với giá trước khi áp dụng chương trình

Một phần của tài liệu giáo trình KINH TẾ HỌC VI MÔ NÂNG CAO (chương trình dành cho cao học) (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)