THÔNG TIN KHÔNG CÂN XỨNG

Một phần của tài liệu giáo trình KINH TẾ HỌC VI MÔ NÂNG CAO (chương trình dành cho cao học) (Trang 164 - 167)

D P S P SP t Lấy đạo hàm hai vế theo t ta được:

5.3.THÔNG TIN KHÔNG CÂN XỨNG

U   Chia phương trình thứ nhất cho

5.3.THÔNG TIN KHÔNG CÂN XỨNG

5.3.1 Khái niệm

Cho đến nay, chúng ta luôn giả định rằng trên thị trường, người mua và người bán biết mọi thông tin về chất lượng và giá cả hàng hóa, do đó, họ có thể lựa chọn hàng hóa họ mong muốn với giá cả hợp lý dựa trên cân bằng cung cầu. Trên thực tế, trong nhiều thị trường, người mua và người bán có thông tin không giống nhau về giá cả và chất lượng hàng hóa. Người bán thường biết rõ chất lượng hàng hóa cũng như mức giá cả phổ biến trên thị trường hơn so với người mua. Tình trạng các bên trong một giao dịch có thông tin khác nhau về hàng hóa giao dịch được gọi là tình trạng thông tin không cân xứng.

165

Nghiên cứu về thông tin thông cân xứng được khởi đầu từ một bài báo của George Akerlof, người sau này được giải Nobel kinh tế năm 2001, về thị trường ô tô cũ. Trên thị trường ô tô cũ, luôn tồn tại những ô tô cũ còn tốt và những ô tô cũ chất lượng kém mà người chủ của nó muốn đẩy đi (tiếng lóng Mỹ gọi là quả chanh). Giả sử người chủ ô tô cũ chất lượng tốt muốn bán với giá 200 triệu, người chủ của ô tô cũ chất lượng kém muốn bán với giá 100 triệu. Nếu người mua biết rõ chiếc xe cũ nào là xe tốt, chiếc xe cũ nào là xe xấu, anh ta sẵn sàng trả các mức giá đúng như mong muốn của người bán. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng xe cũ là rất khó. Vì vậy, giả định rằng xác xuất mua được xe chất lượng tốt và chất lượng kém là 50/50, khi đó, người mua sẽ lựa chọn mức giá trung bình là 150 triệu. Với mức giá này, ai sẽ là người mong muốn bán? Rõ ràng, người chủ của những chiếc xe “quả chanh” sẽ vô cùng vui mừng nếu bán được xe với giá này. Ngược lại, chủ của những xe tốt sẽ không muốn bán với mức giá thấp như vậy. Kết quả là, nếu người mua muốn mua với mức giá trung bình, cái mà anh ta nhận được nhiều khả năng sẽ là một chiếc xe tồi. Vấn đề thông tin không cân xứng như vậy đã đem tới một kết quả không mong muốn: Người mua phải trả với mức giá cao hơn mức giá thật của sản phẩm.

Tuy nhiên, nếu điều này thường xuyên xảy ra, người mua sẽ cảnh giác. Do anh ta không xác định được liệu một chiếc xe có phải là một “quả chanh” hay không, anh ta có lẽ tốt hơn nên chọn mua một chiếc xe mới. Nếu mọi người mua đều suy nghĩ như vậy, thị trường xe cũ sẽ biến mất.

Lựa chọn đối nghịch

Hiện tượng người mua, thay vì chọn mua chiếc xe tốt, lại thường chọn mua phải những chiếc xe xấu là một ví dụ của “lựa chọn đối nghịch” (adverd selection). Lựa chọn đối nghịch là hiện tượng những giao dịch tồi lại được lựa chọn do tình trạng thông tin không cân xứng. Lựa chọn đối nghịch xuất hiện trong nhiều lĩnh vực kinh tế như thương mại, ngân hàng, bảo hiểm,…Chẳng hạn, có hai người là A và B cùng muốn tới vay ngân hàng. A là chủ doanh nghiệp kinh doanh cẩn thận, sử dụng vốn đầu tư vào các dự án kinh doanh an

166

toàn. B là nhà kinh doanh liều lĩnh, đầu tư những dự án kinh doanh rủi ro nhưng nếu thành công, khả năng sinh lời rất cao. Cả A và B cùng muốn vay ngân hàng. Do nguồn vốn có hạn, ngân hàng sẽ phải chọn một trong hai để cho vay. Ngân hàng sẽ chọn ai? Nếu ngân hàng biết rõ về A và B, họ sẽ chọn A để cho vay vì rủi ro cho vay thấp hơn. Tuy nhiên, trên thực tế ngân hàng có thể không biết rõ về A và B và dự án của họ. Do B đang tham vọng với một dự án có khả năng sinh lời cao, nhiều khả năng B sẽ là người tích cực hơn trong việc vận động ngân hàng cho vay. Anh ta có thể vẽ ra các viễn cảnh thành công, thậm chí có thể đi cửa sau với nhân viên ngân hàng. Nếu anh ta thành công, anh ta hoàn toàn có thể trả lãi ngân hàng và các khoản chi phí phụ thêm này. Ngân hàng vì thế nhiều khả năng sẽ cho B vay thay vì A, vì A không tích cực đi vay bằng B. Kết quả là, B được lựa chọn mặc dù khoản vay của B là khoản vay nhiều rủi ro với ngân hàng. Lựa chọn đối nghịch xảy ra do thông tin không cân xứng giữa ngân hàng và khách hàng.

Rủi ro đạo đức

Một hiện tượng khác của thông tin không cân xứng là Rủi ro đạo đức (moral hazard). Nếu như lựa chọn đối nghịch được thực hiện trước khi giao dịch hoàn thành, thì rủi ro đạo đức xuất hiện sau giao dịch. Trở lại ví dụ về hai người A và B đi vay vốn ngân hàng. Giả sử ngân hàng biết rõ về A và B và do đó không hề có lựa chọn đối nghịch: ngân hàng chọn cho A vay vì rủi ro thấp hơn. Tuy nhiên, sau khi vay, A nhận thấy nếu đầu tư an toàn thì lợi nhuận không cao. Trong khi đó, cơ hội đầu tư chứng khoán có lợi nhuận nhanh và nhiều. Thay vì sử dụng vốn vay như mục đích ban đầu, A mang vốn vay đi đầu tư chứng khoán. Như vậy, từ một khoản vay rủi ro thấp, giờ đây khoản vay của A trở thành khoản vay rủi ro cao. Nếu A thua lỗ chứng khoán, ngân hàng sẽ mất vốn. Đây chính là hiện tượng rủi ro đạo đức do thông tin không cân xứng. Ngân hàng không biết rõ thông tin về việc sử dụng vốn của A.

Rủi ro đạo đức là tình huống một tác nhân có xu hướng thực hiện các hoạt động rủi ro cao do thiệt hại do hoạt động rủi ro này không phải do tác nhân

167 đó chịu.

Hiện tượng rủi ro đạo đức cũng xuất hiện trong nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn, một người đã mua bảo hiểm mất cắp tài sản sẽ có xu hướng ít cẩn thận bảo vệ tài sản do rủi ro khi mất tài sản đã được công ty bảo hiểm chịu. Ngân hàng cũng có xu hướng cho vay rủi ro cao hơn khi biết chắc nếu thua lỗ, nhà nước cũng sẽ đứng ra hỗ trợ để ngăn nó phá sản, một công nhân sau khi được thuê sẽ có thể lười lao động, vì người chủ không phải lúc nào cũng có khả năng giám sát….

Một phần của tài liệu giáo trình KINH TẾ HỌC VI MÔ NÂNG CAO (chương trình dành cho cao học) (Trang 164 - 167)