Khái niệm độc quyền nhóm và các mô hình cạnh tranh trong độc quyền nhóm

Một phần của tài liệu giáo trình KINH TẾ HỌC VI MÔ NÂNG CAO (chương trình dành cho cao học) (Trang 109 - 112)

D P S P SP t Lấy đạo hàm hai vế theo t ta được:

S W aU bU

4.2.1. Khái niệm độc quyền nhóm và các mô hình cạnh tranh trong độc quyền nhóm

4.2. ĐỘC QUYỀN NHÓM

4.2.1. Khái niệm độc quyền nhóm và các mô hình cạnh tranh trong độc quyền nhóm độc quyền nhóm

Độc quyền nhóm

Độc quyền nhóm (oligopoly) là thị trường chỉ có một số doanh nghiệp độc lập cạnh tranh với nhau. Số doanh nghiệp có thể là hai hoặc nhiều hơn, nhưng không quá nhiều. Các doanh nghiệp cũng thường có qui mô không quá chênh lệch có thể khiến một doanh nghiệp có thể hành xử gần như độc quyền. Tuy nhiên, rào cản gia nhập thị trường khiến cho thị trường không có nhiều doanh nghiệp. Thị trường độc quyền nhóm là thị trường có các đặc điểm:

- Có một số ít doanh nghiệp. Số doanh nghiệp không đủ nhiều nên quyết định của mỗi doanh nghiệp đều ảnh hưởng tới toàn thị trường (và tới các doanh nghiệp còn lại)

- Các doanh nghiệp độc lập và cạnh tranh với nhau. Nếu các doanh nghiệp không độc lập và cấu kết với nhau thì chúng sẽ hành xử như một doanh nghiệp độc quyền, tìm cách tối đa hóa lợi nhuận của cả nhóm.

- Hàng hóa có thể giống hệt nhau hoặc khác biệt nhưng có khả năng thay thế cao cho nhau.

Trong thực tế, một thị trường có thể có nhiều doanh nghiệp, nhưng nếu chỉ có một vài doanh nghiệp lớn thống trị thị trường, thì với các doanh nghiệp này, thị trường có thể coi là thị trường độc quyền nhóm.

Các thị trường độc quyền nhóm khá phổ biến. Chẳng hạn, thị trường sản xuất máy bay dân dụng do hai hãng Airbus và Boeing thống trị. Thị trường sản xuất hàng tiêu dùng, hóa mỹ phẩm với Unilever và Procter & Gamble. Thị trường đồ uống có gas với Cocacola và Pepsicola….Thị trường xăng dầu, thị

110

trường hàng không ở nước ta cũng có thể coi là các thị trường độc quyền nhóm. Các đặc điểm của thị trường độc quyền nhóm cho phép các doanh nghiệp trong thị trường có sức mạnh thị trường nhất định. Doanh nghiệp có thể tự quyết định giá hoặc sản lượng. Tuy nhiên, trong thị trường độc quyền nhóm, các doanh nghiệp phải cạnh tranh và ứng phó với mỗi hành vi của đối phương. Mỗi quyết định của doanh nghiệp này đều ảnh hưởng tới quyết định và lợi nhuận của doanh nghiệp khác. Nói cách khác, giữa các doanh nghiệp có tương tác chiến lược (strategic interactions). Mỗi doanh nghiệp phải đưa ra các quyết định chiến lược (stragetic decision) trên cơ sở quyết định của đối thủ.

Để đơn giản cho phân tích, trong chương này, chúng ta sẽ chỉ xét trường hợp thị trường có 2 doanh nghiệp (duopoly) sản xuất một hàng hóa giống hệt nhau. Để cạnh tranh với nhau, mỗi doanh nghiệp phải ra các quyết định về giá bán và/hoặc sản lượng sản xuất. Đây là một sự đơn giản hóa thực tế, vì thị trường độc quyền nhóm có thể có nhiều hơn hai doanh nghiệp, hàng hóa của các doanh nghiệp cũng có sự khác biệt hóa.

Ví dụ, hãy xem xét thị trường hàng không dân dụng ở Việt Nam. Vietnam Airline (và Jetstar Pacific là công ty con của Vietnam Airline) và VietJet Air là hai doanh nghiệp cạnh tranh trên đường bay Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh. Giả định rằng mỗi công ty có hai lựa chọn về giá vé: giá thấp (1 triệu VNĐ/vé) và giá cao (1,5 triệu VNĐ/vé). Vậy Vietnam Airline định giá vé thấp hay cao? Và Vietjet Air?

Rõ ràng, quyết định của mỗi hãng hàng không sẽ phụ thuộc vào quyết định của đối thủ. Giả sử ta có cách kịch bản được thể hiện trong ma trận phần thưởng sau:

Vietjet Air

Giá thấp Giá cao

Vietnam Airline

Giá thấp 4,2 6,1

111

Bảng 4.3 Ma trận phần thưởng trong cạnh tranh VNA – Vietjet Air Đâu là chiến lược mà Vietnam Airline và Vietjet Air sẽ chọn?

Đây thực chất là một phiên bản của trò chơi thế lưỡng nan của người tù. Cả hai hãng hàng không đều có chiến lược thống trị là giá thấp. Cân bằng Nash đạt được khi hai hãng đều chọn giá thấp, mặc dù đây không phải lựa chọn tối ưu của cả hai. Sẽ tốt hơn nếu hai doanh nghiệp có thể hợp tác với nhau và cùng áp đặt mức giá cao.

Trên đây chỉ là một ví dụ trong “trò chơi” cạnh tranh giữa hai hãng hàng không. Trong cạnh tranh độc quyền nhóm, các hãng phải đối mặt với nhiều trò chơi và nhiều lựa chọn chiến lược khác nhau như lựa chọn công nghệ, lựa chọn địa bàn, lựa chọn giá cả, sản lượng… Việc lựa chọn chiến lược nào tùy thuộc vào hành vi của đối thủ cũng như phần thưởng thu được từ mỗi chiến lược. Tuy nhiên, trong kinh tế vi mô, chúng ta sẽ chỉ xét lựa chọn chiến lược của các doanh nghiệp độc quyền nhóm về giá cả và sản lượng nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

Các mô hình cạnh tranh trong độc quyền nhóm

Với hai lựa chọn giá cả và sản lượng của hai doanh nghiệp, có 4 tình huống có thể xảy ra.

Một là, một doanh nghiệp sẽ quyết định giá còn doanh nghiệp còn lại chấp nhận giá. Trường hợp này gọi là chỉ đạo giá (price leadership). Điều này có thể xảy ra trong thị trường độc quyền nhóm với các doanh nghiệp có qui mô chênh lệch nhau. Thông thường, doanh nghiệp có qui mô lớn hơn sẽ quyết định giá bán hàng hóa, doanh nghiệp có qui mô nhỏ hơn sẽ chấp nhận giá. Ví dụ, Vietnam Airlines quyết định giá vé các đường bay, còn các hàng như Jetstar hay VietJetair sẽ chấp nhận giá này.

Hai là, một doanh nghiệp quyết định sản lượng trước đối thủ, doanh nghiệp còn lại chấp nhận sản lượng của đối thủ. Tương tự như trường hợp trên, nhưng thay vì quyết định giá, doanh nghiệp lớn hơn chọn quyết định sản lượng. Chẳng hạn, các nước OPEC quyết định sản lượng dầu của khối, các nước ngoài

112

khối chấp nhận sản lượng của đối thủ để tính toán sản lượng cho mình. EVN có thể quyết định sản lượng điện của mình, còn các doanh nghiệp ngoài ngành chấp nhận sản lượng ấy và tự tính toán sản lượng của họ.

Ba là, hai doanh nghiệp đồng thời quyết định giá. Thay vì phụ thuộc vào giá của doanh nghiệp khác, cả hai doanh nghiệp đồng thời quyết định giá bán của họ. Điều này thường xảy ra khi các doanh nghiệp có qui mô không chênh lệch nhau lớn. Ví dụ, Unilever và P&G cùng quyết định giá bán sản phẩm của họ.

Bốn là, hai doanh nghiệp đồng thời quyết định sản lượng. Thay vì cùng quyết định giá, hai doanh nghiệp có thể đồng thời quyết định sản lượng sản xuất của họ. Chẳng hạn, KFC và Lotteria cùng quyết định sản lượng bán hamberger cung cấp tại thị trường Việt Nam.

Dĩ nhiên, hai doanh nghiệp có thể cấu kết với nhau đề cùng quyết định giá cả và sản lượng. Trong trường hợp này, hai doanh nghiệp hành xử như thể một doanh nghiệp độc quyền.

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ phân tích ứng phó chiến lược và sự lựa chọn giá và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp. Riêng trường hợp cấu kết giữa hai doanh nghiệp không được trình bày ở đây, do trong trường hợp này, thị trường thực chất là thị trường độc quyền.

Một phần của tài liệu giáo trình KINH TẾ HỌC VI MÔ NÂNG CAO (chương trình dành cho cao học) (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)