D P S P SP t Lấy đạo hàm hai vế theo t ta được:
U Chia phương trình thứ nhất cho
5.3.2 Vấn đề người chủ – người lao động
Một ví dụ kinh điển về rủi ro đạo đức là vấn đề người chủ – người lao động3. Giả sử một ông chủ sở hữu một mảnh ruộng. Ông ta muốn thuê người lao động canh tác trên mảnh ruộng này. Phương pháp đơn giản nhất là trả lương tháng cho người lao động. Tuy nhiên, với phương án này, người lao động có rất ít động lực làm việc, vì dù anh ta có làm nhiều hay ít, mức lương vẫn không đổi. Do đó, anh ta sẽ không chọn làm việc chăm chỉ. Đây chính là vấn đề rủi ro đạo đức, do người chủ không thể đảm bảo người lao động làm việc hết sức.
Phương án thứ hai là trả lương theo sản lượng. Gọi x là lượng sức lao động mà người lao động bỏ ra. y=f(x) sản lượng hàng hóa sản xuất ra với số lượng sức lao động x. Giả sử mức giá của hàng hóa là 1, do vậy, giá trị hàng hóa sản xuất ra cũng là y. Tiền lương trả cho người lao động là s(y) căn cứ vào sản lượng hàng hóa y sản xuất ra. Với người chủ, cái anh ta quan tâm là lợi nhuận, do đó, anh ta muốn tối đa hóa y s(y)f(x) s(f(x))
Nhìn từ góc độ người lao động, giả sử để tạo ra lượng sức lao động x, anh ta cần bỏ chi phí c(x). Lợi ích người lao động thu được là s(y)-c(x)=s(f(x))-c(x). Giả sử rằng ngoài chọn công việc này, người lao động có thể chọn một công việc khác với lợi ích U. Điều kiện để người lao động làm việc cho người chủ là lợi ích thu được từ công việc này phải ít nhất bằng U.
3
Quan hệ ông chủ – người lao động, ông chủ – người quản lý, người quản lý – người lao động…là các trường hợp của vấn đề người chủ - người làm thuê (Principal – agent), trong đó người chủ muốn người làm thuê thực hiện tốt nhất một hoạt động nào đó.
168
s(f(x))-c(x)>=U
Đây còn được gọi là ràng buộc tham gia (participation constraint). Do vậy, bài toán tối đa hóa lợi nhuận của người chủ là
max f(x) s(f(x))
Với ràng buộc s(f(x))-c(x)>=U. Để tối đa hóa lợi nhuận, người chủ sẽ chọn trả lương ở mức sao cho s(f(x))-c(x)=U. Thay vào, hàm lợi nhuận, ta có bài toán tối đa hóa lợi nhuận phi ràng buộc:
maxf(x)c x( )U
Lượng sức lao động x tối đa hóa lợi nhuận cho người chủ sẽ là mức sức lao động thỏa mãn: ( ) ( ) df x dc x dx dx Hay MR(x)=MC(x)
Lượng sức lao động tối đa hóa lợi nhuận người chủ sẽ là x*. Tuy nhiên, đây chỉ là mức sức lao động tối đa hóa lợi nhuận của người chủ. Điều đó không có nghĩa là anh ta có thể có được nó. Vấn đề là làm thế nào để người chủ có thể khiến người lao động bỏ ra mức sức lao động này?
Để thực hiện điều này, người chủ có hai cách:
Yêu cầu người lao động bỏ ra x* và giám sát việc đó. Nếu người chủ có thể đo lường và giám sát việc này, anh ta hoàn toàn có thể kiểm soát lượng sức lao động mà người lao động bỏ ra như ý muốn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc này là bất khả thi.
Thiết kế một cơ chế khuyến khích để người lao động bỏ ra x* sức lao động. Cơ chế này sẽ trả lương cho người lao động sao cho người lao động chọn bỏ ra x* sức lao động. Muốn vậy, phải làm sao cho lợi ích
169
người lao động thu được từ việc bỏ ra x* sức lao động không nhỏ hơn việc bỏ ra bất cứ mức sức lao động nào khác.
s(f(x*))-c(x*)>= s(f(x))-c(x) Đây gọi là ràng buộc khuyến khích.