D P S P SP t Lấy đạo hàm hai vế theo t ta được:
S W aU bU
3.6. HIỆU QUẢ VÀ PHÚC LỢ
Phân bổ tối đa hóa phúc lợi xã hội, mặc dù hiệu quả, nhưng trong nhiều trường hợp chưa phải là phân bổ xã hội mong muốn. Một phân bổ trong đó toàn bộ lợi ích thuộc về một cá nhân có thể là một phân bổ hiệu quả, nhưng rõ ràng không phải là một phân bổ được xã hội chấp nhận. Sẽ dễ chấp nhận hơn về mặt xã hội nếu phân bổ lợi ích giữa các cá nhân trong xã hội tương đối công bằng. Vậy thế nào là một phân bổ công bằng?
Một tiếp cận cho rằng phân bổ cần phải đều nhau giữa mọi cá nhân. Tất cả mọi người đều nhận được giỏ hàng hóa như nhau, không hơn, không kém. Tuy nhiên, cách phân bổ này lại không phải là phân bổ hiệu quả Pareto do mỗi
103
cá nhân có sở thích khác nhau. Việc trao đổi sản phẩm giữa các cá nhân có sở thích khác nhau có thể làm tăng lợi ích của mỗi bên và nhờ đó tăng hiệu quả. Tuy nhiên, phân bổ có được sau trao đổi cũng không nhất thiết là phân bổ công bằng.
Phân bổ bình đẳng (equitable allocation) là phân bổ trong đó không ai ưa thích giỏ hàng hóa của người khác hơn giỏ hàng hóa của chính họ. Nếu một người thích giỏ hàng hóa của người khác hơn giỏ hàng hóa của chính họ, ta nói người đó ghen tị. Nếu một phân bổ vừa hiệu quả Pareto vừa bình đẳng, ta nói đó là phân bổ công bằng (fair allocation).
Một phân bổ cân bằng tổng thể trong trao đổi là một phân bổ công bằng. Thật vậy, như đã phân tích, phân bổ cân bằng trong trao đổi là một phân bổ hiệu quả Pareto. Đồng thời, đây cũng là một phân bổ bình đẳng. Để xác định một phân bổ có bình đẳng hay không, chỉ cần xét trường hợp hai cá nhân tráo đổi giỏ hàng hóa cho nhau. Nếu sau khi tráo đổi, phân bổ mới nằm dưới đường bàng quan ban đầu, phân bổ ban đầu là phân bổ bình đẳng, bởi vì mỗi cá nhân sẽ thích phân bổ ban đầu của họ hơn phân bổ của người kia. Điều này được minh họa trên hình 4.20:
104
Một phân bổ vừa bình đẳng vừa hiệu quả như vậy là một phân bổ công bằng. Phân bổ công bằng luôn tồn tại nhờ sự vận hành của các qui luật thị trường.
Giả sử ban đầu ta có một phân bổ bằng nhau giữa 2 cá nhân. Quá trình trao đổi giữa họ sẽ dẫn tới một phân bổ hiệu quả Pareto như đã phân tích. Giả sử rằng đây không phải là một phân bổ bình đẳng, nghĩa là chẳng hạn A ghen tị với B. Nếu A tối đa hóa lợi ích khi lựa chọn giỏ hàng hóa của mình, đồng thời, A ghen tị với B, thì có nghĩa là giỏ hàng hóa của B phải có chi phí cao hơn giỏ hàng hóa của A. Điều này vô lý vì theo giả thiết, A và B vốn có giỏ hàng hóa ban đầu như nhau, hay có thu nhập ban đầu như nhau. Do vậy, phân bổ hiệu quả Pareto qua trao đổi cũng chính là phân bổ bình đẳng và vì thế, là phân bổ công bằng.
Ví dụ: Một mô hình cân bằng tổng quát đơn giản Nguồn: Microeconomic Theory
Mô hình cân bằng tổng quát đơn giản với 2 hộ gia đình, 2 hàng hóa và 2 đầu vào (lao động l và vốn k). Mỗi hộ gia đình có sẵn một số lượng nhất định lao động và vốn lần lượt là l k1, 1 và l k2, 2. Giả định rằng hàm lợi ích của mỗi hộ gia đình có dạng Cobb Douglas như sau:
0,5 0,31 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0,4 0,4 2 2 2 2 2 ( ) ( ) U x y l l U x y l l
Trong hàm lợi ích không có sự có mặt của vốn k, vì thế, các hộ gia đình sẽ đem bán vốn ra thị trường. Các hộ sẽ giữ lại một phần lao động.
Hàm sản xuất của hàng hóa X và Y cũng có dạng Cobb – Douglas:
0,2 0,80,8 0,2 0,8 0,2 x x y y x k l y k l
105 1 1 2 2 40, 24 10, 24 k l k l
Như vậy, ta đã có đầy đủ các thông tin cần thiết cho bài toán cân bằng tổng quát đơn giản. Ta phải tìm các giá trị cân bằng x, y, k, l tại đó các hộ gia đình tối đa hóa lợi ích và người sản xuất tối đa hóa lợi nhuận. Do trong mô hình cân bằng tổng quát chỉ có giá tương đối, chúng ta có thể đơn giản hóa bằng giả định “đơn vị hóa” (normalization):
1
x y k l
p p p p Giải các phương trình này ta thu được kết quả:
1 1 1 1 2 2 2 2 0, 363; 0, 253; 0, 316; 0, 248 15, 7; y 8,1; 14,8; 13, 5 8,1; y 11, 6; 18,1; 8, 75 x y k l p p p p x l U x l U
106 PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Giới thiệu mô hình cân bằng tổng thể máy tính (Computable General Equilibrium Models – CGE)
Các mô hình cân bằng tổng thể nghiên cứu ở trên chỉ là các mô hình rất đơn giản, chưa thể hiện được sự phức tạp của thị trường trong thực tế. Trong những năm gần đây, các mô hình cân bằng tổng quát đã được mở rộng để tích hợp nhiều đặc trưng của các thị trường thực tế, chẳng hạn như cạnh tranh không hoàn hảo, ngoại ứng, hệ thống thuế, rủi ro, cấu trúc động,…Các mô hình này một mặt phản ánh tốt hơn sự vận hành của các thị trường, nhưng mặt khác, lại làm gia tăng tính phức tạp trong việc phân tích, tính toán. May thay, sự phát triển của máy tính và các phần mềm tính toán đã trợ giúp cho quá trình này. Nhờ đó, rất nhiều mô hình cân bằng tổng quát đồ sộ, dựa trên sự trợ giúp của máy tính, đã ra đời. Các mô hình như vậy gọi là các mô hình cân bằng tổng quát máy tính (CGE).
Cấu trúc của các mô hình cân bằng tổng quát máy tính
Các mô hình cân bằng tổng quát bao gồm hệ nhiều phương trình và hàm số xác định cung và cầu các hàng hóa. Các hàng hóa này bao gồm cả hàng hóa tiêu dùng cuối cùng và hàng hóa trung gian cho sản xuất hàng hóa khác. Với các hàng hóa được sản xuất, mô hình sẽ sử dụng các hàm sản xuất giả định, thường là các hàm có độ co dãn thay thế không đổi. Về phía cầu, mô hình sẽ xây dựng các hàm lợi ích cho các hộ gia đình. Trong các mô hình thực tế, không chỉ người sản xuất và người tiêu dùng mà cả chính phủ cũng được đưa vào mô hình. Với sự xuất hiện của chính phủ, các mô hình cân bằng tổng quát có thể bao gồm các phương trình và hàm số về thuế, vay nợ và chi tiêu chính phủ.
107
Nhiệm vụ của các mô hình cân bằng tổng quát là phải xác định được giá và sản lượng cân bằng trên các thị trường. Việc tìm lời giải cho bài toán này trong thực tế không đơn giản do số lượng phương trình, biến số và số liệu rất lớn. Do đó, các mô hình cân bằng tổng quát thường sử dụng các hệ thống máy tính với các thuật toán mô phỏng cách các thị trường vận hành. Rất nhiều tham số trong các phương trình và hàm số được xác định ngoài mô hình, dựa vào các kết quả nghiên cứu định lượng. Kết quả từ các mô hình cân bằng tổng quát, sau đó, được so sánh với số liệu thực tế và sẽ được liên tục căn chỉnh, mở rộng.
Phụ lục 2: Một số mô hình cân bằng tổng thể máy tính trên thế giới:
Các mô hình thương mại quốc tế:
Một trong những ứng dụng đầu tiên và hiện còn phổ biến của mô hình cân bẳng tổng thể máy tính là nghiên cứu tác động của các hàng rào thương mại quốc tế. Có hai đặc điểm của mô hình dạng này. Thứ nhất, mô hình loại bỏ giả định hàng hóa đồng nhất và cho phép sự khác biệt hóa giữa hàng hóa nội địa và hàng hóa nhập khẩu. Thứ hai, các mô hình CGE thương mại quốc tế thường giả định hàm sản xuất với hiệu suất tăng theo qui mô. Điều này cho phép các mô hình thể hiện được lợi thế thương mại cho các nền kinh tế nhỏ. Tuy nhiên, nó cũng khiến mô hình không còn tuân thủ giả thiết về cạnh tranh hoàn hảo. Thay vào đó, cạnh tranh không hoàn hảo kiểu Cornot được sử dụng (xem chương sau).
Trong những mô hình cân bằng tổng quát CGE trong thương mại nổi bật có các mô hình về khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Tất cả các mô hình này đều cho kết quả chứng minh những lợi ích thu được cho mỗi nước từ thương mại tự do
108
Các mô hình cân bằng tổng quát có tính đến các đặc tính không gian vùng miền đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề về chi phí vận tải hàng hóa và di chuyển lao động. Điều này khiến cho giá cả hàng hóa giữa các vùng miền là khác nhau, tương tự như việc giả thiết các hàng hóa tại các vùng khác nhau là khác biệt. Chẳng hạn, Hofmann, Robinson và Subramanian (1996) sử dụng mô hình cân bằng tổng quát máy tính CGE để đánh giá tác động của việc giảm chi tiêu quân sự lên các vùng khác nhau ở bang California.
Các mô hình về thuế và chuyển nhượng
Các mô hình cân bằng tổng quát máy tính cũng được sử dụng để đánh giá sự thay đổi về chính sách thuế và chuyển nhượng quốc gia. Việc đánh thuế thu nhập có thể có ảnh hưởng quan trọng đến cung lao động cũng như tới tiết kiệm và đầu tư, từ đó ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Một trong những mô hình cân bằng tổng quát CGE nổi tiếng nhất là mô hình MIMIC do Cục kế hoạch trung ương Hà Lan xây dựng.
109
Chương 4