Cân bằng cung cầu trong dài hạn

Một phần của tài liệu giáo trình KINH TẾ HỌC VI MÔ NÂNG CAO (chương trình dành cho cao học) (Trang 73 - 80)

l ny   n  n u

3.1.5 Cân bằng cung cầu trong dài hạn

Trong dài hạn, doanh nghiệp có khả năng điều chỉnh các đầu vào để tối đa hóa lợi nhuận. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ tối đa hóa lợi nhuận dài hạn tại mức sản lượng có chi phí biên dài hạn bằng với giá bán. Tuy nhiên, trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp tự do gia nhập và rút lui khỏi ngành với chi phí bằng không. Khi có doanh nghiệp mới gia nhập, đường cung thị trường dịch chuyển sang trái làm cho giá giảm xuống và kéo theo lợi nhuận giảm. Quá trình gia nhập sẽ tiếp tục cho tới khi doanh nghiệp mới ra nhập không thể kiếm được lợi nhuận dương. Theo chiều ngược lại, nếu một doanh nghiệp rời khỏi thị trường, đường cung thị trường dịch chuyển sang trái. Điều này làm giá tăng lên và làm lợi nhuận tăng. Chừng nào vẫn còn doanh nghiệp thua lỗ trong dài hạn, chừng đó quá trình này còn tiếp tục. Cho đến khi không còn doanh nghiệp thua lỗ trong dài hạn, quá trình rời khỏi ngành chấm

74 dứt.

Để đơn giản ta giả định tất cả các doanh nghiệp đều có hàm chi phí như nhau, không doanh nghiệp nào có lợi thế đặc biệt về công nghệ hay nguồn lực. Khi đó, cân bằng dài hạn đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp có lợi nhuận bằng không. Như vậy, giá cân bằng sẽ ứng với điểm cực tiểu của đường LAC của mỗi doanh nghiệp vì tại đó LMC=LAC và lợi nhuận bằng không.

Đường cung dài hạn của thị trường

Trường hợp chi phí đầu vào không thay đổi

Cân bằng của thị trường trong trường hợp chi phí đầu vào không thay đổi được minh họa trên hình xxx B. Đường cầu thị trường là D và đường cung ngắn hạn là SS. Giá cân bằng là P1. Một doanh nghiệp điển hình sẽ sản xuất tại mức sản lượng q1, tại đó MC=LMC=P1=LAC. Đây là mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận, vì LMC=AC, đồng thời cũng là mức cân bằng dài hạn do P1 =LMC. Tại đó, lợi nhuận của doanh nghiệp bằng không vì P1=AC. Do lợi nhuận bằng không, không có doanh nghiệp mới nào có động cơ gia nhập thị trường, cũng không có doanh nghiệp nào muốn rời ngành. Cân bằng ổn định cho đến khi có sự thay đổi làm chuyển dịch đường cung ngắn hạn và đường cầu.

Giả sử đường cầu D dịch chuyển sang phải đến D’. Trong ngắn hạn, cân bằng mới được xác lập với giá tăng lên P2 và sản lượng tăng lên Q2. Một doanh nghiệp điển hình sẽ chọn sản xuất tại mức sản lượng q2 và có lợi nhuận lớn hơn không. Trong dài hạn, lợi nhuận này sẽ thu hút thêm doanh nghiệp mới gia nhập ngành khiến cho đường cung ngắn hạn của ngành bị dịch chuyển tới SS’ cho tới khi mức giá cân bằng P1 được tái lập. Nhưng tại mức giá P1, sản lượng cân bằng không còn là Q1 mà đã tăng lên Q3. Do P1 là mức giá cân bằng dài hạn, nên bất cứ sự thay đổi nào khiến cho mức giá cân bằng ngắn hạn lớn hơn hay nhỏ hơn P1 cũng sẽ kéo theo quá trình gia nhập hoặc rời bỏ ngành cho đến khi tái lập mức giá này. Nối các điểm cân bằng cung cầu, ta được đường cung dài

75

hạn của ngành LS. Đường cung dài hạn của ngành trong trường hợp chi phí đầu vào không thay đổi là đường thẳng nằm ngang cắt trục tung tại mức giá cân bằng dài hạn.

Hình 4.6

Ví dụ: Cân bằng dài hạn trong trường hợp chi phí đầu vào không thay đổi Nguồn: Nicholson and Snyder (2008)

Giả sử hàm tổng chi phí LTC dài hạn của một doanh nghiệp điển hình trong ngành sản xuất khung xe đạp là:

3 2

( ) 20 100 8000

LTC qqqq

Với q là sản lượng sản xuất một tháng. Hàm cầu thị trường đối với sản phẩm của ngành là :

2500 3

D

Q   P

Trong đó, P là mức giá khung xe, Q là cầu khung xe/ tháng. Để xác định giá và sản lượng cân bằng thị trường, ta cần xác định điểm tối thiểu của đường chi phí bình quân dài hạn LAC, cũng là giao điểm của đường chi phí bình quân

76

dài hạn và đường chi phí biên dài hạn LMC. Ta có:

2 8000 20 100 LTC LAC q q q q      2 3 40 100 dLTC LMC q q dq    

Điều kiện LMC = LAC tương đương với:

2 8000 2

20 100 3 40 100

q q q q

q

     

Biến đổi phương trình trên, ta được:

3 10 2 4000 0

qq  

Phương trình này có 1 nghiệm là q=20. Đây là mức sản lượng cân bằng dài hạn của doanh nghiệp. Tai mức này, chi phí cận biên dài hạn và chi phí bình quân dài hạn là 500. Đây cũng chính là mức giá cân bằng dài hạn. Với mức giá này, sản lượng cân bằng thị trường là Q=1000.

Nếu cầu thị trường tăng lên, đường cầu thị trường dịch chuyển sang phải và có dạng:

3000 3

D

Q   P

Thì sản lượng cân bằng dài hạn mới là:

3000 3 3000 3*500 1500

D

Q   P  

Câu hỏi: Hãy tìm cân bằng ngắn hạn của doanh nghiệp điển hình và của ngành biết rằng có 50 doanh nghiệp như nhau trong ngành.

Trường hợp chi phí đầu vào tăng lên

Trong thực tế, việc có nhiều doanh nghiệp mới gia nhập thị trường có thể làm cho chi phí đầu vào tăng lên. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để thuê lao động, mua nguyên vật liệu, vay vốn… có thể khiến đẩy giá mua đầu vào lên cao. Điều gì sẽ xảy ra với cân bằng dài hạn trong một ngành có chi phí đầu vào tăng lên khi có thêm doanh nghiệp mới gia nhập như vậy?

77 Hình 4.7

Hình 4.7 minh họa cân bằng dài hạn trong ngành có chi phí đầu vào tăng dần. Cân bằng ban đầu được hình thành với mức giá P1. Doanh nghiệp sẽ sản xuất tại mức sản lượng q1 và sản lượng toàn ngành là Q1. Giả sử đường cầu dịch chuyển sang phải tới D’. Trong ngắn hạn, do chưa có doanh nghiệp mới gia nhập nên giá cả tăng lên P2 và sản lượng tăng lên Q2. Điểm cân bằng ngắn hạn nằm ở giao điểm giữa đường cầu D’ và đường cung ngắn hạn SS. Doanh nghiệp điển hình sẽ sản xuất ở mức sản lượng q2 và thu lợi nhuận lớn hơn không do giá P2 cao hơn chi phí bình quân dài hạn LAC. Lợi nhuận tăng, trong dài hạn, sẽ thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập ngành. Các doanh nghiệp mới sẽ làm cho cầu về yếu tố sản xuất đầu vào tăng, kéo theo chi phí đầu vào tăng. Chi phí đầu vào tăng làm cho đường chi phí của các doanh nghiệp dịch chuyển lên trên như trong hình xx B. Đồng thời, do có sự gia nhập ngành mới, đường cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải tới SS’. Cân bằng dài hạn mới đạt được tại mức giá P3>P1. Tại đó, lợi nhuận của doanh nghiệp điển hình bằng không. Sở dĩ mức giá cân bằng dài hạn mới cao hơn là do chi phí đầu vào đã tăng lên nên để duy trì mức lợi nhuận bằng không, giá cân bằng phải tăng lên. Đường nối các điểm

78

cân bằng dài hạn chính là đường cung dài hạn của ngành. Trong trường hợp chi phí đầu vào tăng khi có doanh nghiệp mới gia nhập ngành, đường cung dài hạn là đường dốc lên.

Trường hợp chi phí đầu vào giảm xuống

Trong một số trường hợp, việc có thêm doanh nghiệp mới gia nhập ngành lại làm cho chi phí giảm xuống. Chẳng hạn, việc có thêm doanh nghiệp sẽ khiến cho thị trường yếu tố đầu vào đủ lớn, tạo điều kiện cho sản xuất qui mô lớn làm giảm giá thành.

Hình 4.8

Giả sử thị trường ban đầu cân bằng dài hạn tại mức giá P1 với sản lượng Q1. Doanh nghiệp điển hình sẽ sản xuất với mức sản lượng q1 tại giao điểm giữa đường SMC, LMC và LAC. Giả sử đường cầu dịch chuyển sang phải từ D tới D’. Trong ngắn hạn, do cầu tăng, giá cả tăng lên tới P2 và sản lượng tăng lên Q2. Doanh nghiệp điển hình sẽ sản xuất ở mức sản lượng q2 và thu lợi nhuận lớn hơn không. Lợi nhuận này, trong dài hạn, sẽ kéo các doanh nghiệp mới gia nhập ngành. Việc có thêm doanh nghiệp mới làm chi phí đầu vào của doanh nghiệp giảm. Các đường chi phí của doanh nghiệp dịch chuyển xuống dưới như

79

hình 4.7B. Do có các doanh nghiệp mới nhập ngành, đường cung dịch chuyển tới SS’. Cân bằng dài hạn đạt được tại mức giá P3<P1 và mức sản lượng Q3. Tại cân bằng mới, lợi nhuận của doanh nghiệp điển hình bằng không. Sở dĩ mức giá cân bằng mới P3<P1 là do chi phí đầu vào giảm nên mức giá đảm bảo cho các doanh nghiệp có lợi nhuận bằng không giảm. Đường nối các điểm cân bằng dài hạn chính là đường cung dài hạn của ngành. Đường cung dài hạn của ngành trong trường hợp chi phí đầu vào giảm xuống khi có thêm doanh nghiệp mới nhập ngành là đường dốc xuống.

Như vậy, hình dạng đường cung dài hạn của ngành trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo phụ thuộc vào việc có thêm doanh nghiệp gia nhập ngành ảnh hưởng thế nào đến giá cả của các yếu tố đầu vào.

 Nếu có thêm doanh nghiệp mới nhập ngành mà giá cả yếu tố đầu vào không đổi thì đường cung dài hạn của ngành LS là đường thẳng nằm ngang cắt trục giá tại mức giá cân bằng dài hạn. Sản lượng cân bằng phụ thuộc hoàn toàn vào đường cầu.

 Nếu có thêm doanh nghiệp mới nhập ngành mà giá cả yếu tố đầu vào tăng lên thì đường cung dài hạn của ngành LS là đường dốc lên. Sản lượng và giá cân bằng dài hạn phụ thuộc hình dạng của cả đường cầu và đường cung dài hạn.

 Nếu có thêm doanh nghiệp mới nhập ngành mà giá cả yếu tố đầu vào giảm xuống thì đường cung dài hạn của ngành LS là đường dốc xuống. Sản lượng và giá cân bằng dài hạn phụ thuộc hình dạng của cả đường cầu và đường cung dài hạn.

Độ co dãn dài hạn của cung

Độ co dãn dài hạn của cung đo lường tỷ lệ giữa phần trăm thay đổi sản lượng cung dài hạn với phần trăm thay đổi của giá.

, . LS LS LS LS P LS Q Q Q P e P P Q P      

80

Độ co dãn dài hạn của cung là dương nếu ngành có chi phí đầu vào tăng lên khi có thêm doanh nghiệp nhập ngành. Độ co dãn dài hạn của cung là âm nếu ngành có chi phí đầu vào giảm khi có thêm doanh nghiệp nhập ngành. Khi chi phí đầu vào của ngành không đổi khi có thêm doanh nghiệp mới nhập ngành, độ co dãn của cung theo giá là vô cùng.

Ứng dụng: Sử dụng cân bằng cung cầu để phân tích tác động của thuế số lượng.

Thuế số lượng là thuế đánh trên từng đơn vị hàng hóa được mua bán, chẳng hạn như thế đánh trên xăng dầu theo lít, đánh trên mỗi đầu xe ô tô,…Khi có sự xuất hiện của thuế, giữa giá mà người mua trả với giá mà người bán thực nhận sẽ có sự chênh lệch. Nếu gọi PD là giá người mua trả cho hàng hóa X vàPS

là giá người bán thực nhận từ hàng hóa X, ta có:

S D

PPt

Trong đó, t là thuế đánh trên một đơn vị hàng hóa X. Nếu gọi D P( D) là hàm cầu và S(PS) là hàm cung của hàng hóa X, điều kiện cân bằng thị trường là

( D) ( S) ( D )

D PS PS Pt Lấy đạo hàm hai vế theo t ta được:

Một phần của tài liệu giáo trình KINH TẾ HỌC VI MÔ NÂNG CAO (chương trình dành cho cao học) (Trang 73 - 80)