Xử lý thông tin không cân xứng

Một phần của tài liệu giáo trình KINH TẾ HỌC VI MÔ NÂNG CAO (chương trình dành cho cao học) (Trang 169 - 172)

D P S P SP t Lấy đạo hàm hai vế theo t ta được:

5.3.3Xử lý thông tin không cân xứng

U   Chia phương trình thứ nhất cho

5.3.3Xử lý thông tin không cân xứng

Thông tin không cân xứng dẫn đến các giao dịch không có hiệu quả, thậm chí triệt tiêu giao dịch. Vậy làm cách nào để xử lý vấn đề này? Do lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức là hai vấn đề khác hẳn nhau, cách thức xử lý chúng cũng sẽ khác nhau.

Xử lý lựa chọn đối nghịch

Tìm kiếm thêm thông tin

Tìm kiếm thông tin có vẻ là giải pháp đơn giản để xử lý tình trạng thông tin không cân xứng. Bên thiếu thông tin chỉ việc tìm thêm thông tin liên quan đến hàng hóa, dịch vụ là có thể ra quyết định đúng. Tuy nhiên, việc tìm kiếm thông tin trong nhiều trường hợp đòi hỏi chi phí lớn, thậm chí trong một số trường hợp là không thể. Chẳng hạn, ngân hàng không thể có đủ nhân lực và thời gian để tìm hiểu rõ thông tin về người vay. Dù có cố gắng, vẫn có thể có một số thông tin về người vay mà ngân hàng không biết. Người mua cũng có thể cố gắng tìm hiểu thông tin về chất lượng sản phẩm. Nhưng chi phí để bỏ ra để tự tìm hiểu thông tin quá lớn, thậm chí lớn hơn rủi ro liên quan đến chính sản phẩm. Vì thế, trong nhiều trường hợp, việc tìm kiếm thông tin không khả thi.

Trong thực tế, một số cơ chế có thể thực hiện để giảm chi phí tìm kiếm thông tin.

 Lập và chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin: Để có thông tin về các đối tác trong giao dịch, một giải pháp là lập cơ sở dữ liệu thông tin để sử dụng (và có thể chia sẻ). Chẳng hạn, các ngân hàng có thể lập cơ sở dữ liệu về nhân thân, điều kiện kinh tế, lịch sử tín dụng của người vay. Thông tin này có sẵn để sử dụng cho các lần vay tiếp theo của người vay. Để tiết

170

kiệm thêm chi phí và phòng ngừa rủi ro, các ngân hàng có thể lập hệ thống cơ sở dữ liệu chung, hoặc chia sẻ cơ sở dữ liệu với nhau.

 Dịch vụ cung cấp thông tin: Thay vì tự tìm hiểu thông tin, sẽ dễ dàng và ít tốn phí hơn nếu sử dụng các dịch vụ cung cấp thông tin. Để biết thông tin việc một chiếc xe cũ tốt hay xấu, người mua xe có thể nhờ các dịch vụ đánh giá chất lượng xe. Để biết thông tin về người vay, ngân hàng có thể dựa vào đánh giá của các công ty đánh giá tín nhiệm như Moody hay Standard & Poor.

Tự cung cấp thông tin

Nếu như bên thiếu thông tin trong giao dịch có thể tìm kiếm thông tin, bên có thông tin cũng có thể trợ giúp quá trình này bằng cách chủ động cung cấp thông tin. Điều này có thể thực hiện dưới hình thức ra tín hiệu (signalling): bên có thông tin có thể sử dụng các hình thức khác nhau để ra tín hiệu báo cho bên thiếu thông tin về thông tin bị thiếu. Chẳng hạn, để cho người mua xe cũ an tâm, người chủ xe cũ còn tốt có thể cung cấp báo cáo kiểm tra chất lượng xe của một đơn vị thứ ba. Một hãng sản xuất có thể cung cấp thời hạn bảo hành dài, như một minh chứng rằng sản phẩm chất lượng tốt. Người đi vay cung cấp cho ngân hàng đủ các báo cáo tài chính kiểm toán, các chứng nhận tài sản thế chấp, và cho phép ngân hàng theo dõi toàn bộ dòng tiền của mình….Bằng các biện pháp này, bên có thông tin có thể cung cấp thêm thông tin hoặc một hình thức đảm bảo cho bên thiếu thông tin.

Xử lý rủi ro đạo đức

Trong ví dụ về người chủ - người lao động, chúng ta đã bàn tới hai phương án xử lý vấn đề rủi ro đạo đức. Đó là giám sát và xây dựng cơ chế khuyến khích.

Tăng cường giám sát

Việc tìm kiếm hay tự cung cấp thông tin giúp giải quyết vấn đề lựa chọn đối nghịch. Tuy nhiên, đối với rủi ro đạo đức, cần phải có tiếp cận khác. Làm sao để người quản lý có thể khiến người lao động nỗ lực làm việc cho mình?

171

Làm sao ngân hàng có thể khiến người đi vay sử dụng vốn vay đúng mục đích? Giải pháp dễ hình dung ra là phải tăng cường giám sát. Người quản lý giám sát người lao động để đảm bảo người lao động làm việc chăm chỉ. Ngân hàng giám sát hoạt động và việc sử dụng tiền vốn của doanh nghiệp sau vay. Tuy nhiên, để giám sát hiệu quả thường đòi hỏi chi phí lớn. Hơn nữa, nhiều hình thức giám sát có thể bị qua mặt. Chẳng hạn, người lao động có thể giả vờ chăm chỉ, trong khi hiệu quả làm việc thực tế không cao. Người đi vay tìm cách né tránh các biện pháp kiểm soát của ngân hàng,…

Cơ chế khuyến khích

Một cách khác để xử lý rủi ro đạo đức là sử dụng cơ chế khuyến khích. Cơ chế khuyến khích thường gắn với một phần thưởng cho việc tránh xa các hoạt động rủi ro đạo đức. Với trường hợp quan hệ người chủ - người lao động ở trên, người chủ có thể thực hiện một trong số các cơ chế khuyến khích như sau:

Cho thuê: Người chủ có thể cho người lao động thuê mảnh ruộng với một mức giá R nào đó. Với phương án này, phần mà người lao động nhận được là toàn bộ sản lượng hàng hóa trừ đi chi phí thuê:

s(f(x))=f(x)-R

Nếu người lao động tìm cách tối đa hóa lợi ích s(f(x))-c(x), anh ta sẽ chọn mức sức lao động x* tại đó MR(x)=MC(x). Đây cũng là mức sức lao động mà người chủ mong muốn. Giá thuê R sẽ được xác định dựa trên ràng buộc tham gia:

R=f(x*)-c(x*)-U

Trả lương theo lao động: Thay vì cho thuê mảnh ruộng, người chủ có thể lựa chọn phương án thuê người lao động canh tác và trả lương theo lượng sức lao động bỏ ra. Phương án trả lương có dạng:

s(x)=wx+K

trong đó w là mức lương cho mỗi đơn vị sức lao động, được xác định bằng doanh thu biên MR(x) và K là mức lương cứng được thiết kế sao cho mức lương tổng thể thỏa mãn ràng buộc khuyến khích. Bài toán tối đa hóa lợi ích của

172 người lao động sẽ là:

maxwx K c x( )

Khi đó, lựa chọn mức sức lao động tối đa hóa lợi ích sẽ là ( )

Một phần của tài liệu giáo trình KINH TẾ HỌC VI MÔ NÂNG CAO (chương trình dành cho cao học) (Trang 169 - 172)