HÀNG HÓA CÔNG CỘNG

Một phần của tài liệu giáo trình KINH TẾ HỌC VI MÔ NÂNG CAO (chương trình dành cho cao học) (Trang 160 - 162)

D P S P SP t Lấy đạo hàm hai vế theo t ta được:

5.2.HÀNG HÓA CÔNG CỘNG

T R= (300-3Q)Q =300Q 3Q2 MR = R’ = 300 6Q

5.2.HÀNG HÓA CÔNG CỘNG

Trong phần trên, chúng ta đã phân tích một số cơ chế để xử lý ngoại ứng nhằm đạt tới phân bổ hiệu quả và tối đa hóa lợi ích xã hội. Một trong những cơ chế đó là xác lập quyền tài sản và các quyền khác rõ ràng. Trong trường hợp 2 người thuê chung nhà, nếu quyền hút thuốc được qui định, họ có thể trao đổi với nhau để thỏa thuận số lượng thuốc có thể hút và lượng không khí trong lành được hưởng. Tuy nhiên, nếu có từ 3 người trở lên trong phòng, chẳng hạn, một người hút thuốc và 2 người không hút thuốc, việc thỏa thuận trở nên khó khăn hơn. Trong ví dụ về bi kịch của chung, sẽ rất khó để dân làng thỏa thuận về số

161

lượng bò nuôi trên đồng cỏ. Cũng rất khó để không cho ai đó sử dụng đồng cỏ chung này. Những hàng hóa như đồng cỏ chung hay không khí trong lành như trên là các ví dụ về hàng hóa công cộng. Hàng hóa công cộng là những hàng hóa có đặc điểm:

 Không thể ngăn cản người khác tiêu dùng hàng hóa đó. Trong trường hợp đồng cỏ chung của làng, không có cách nào ngăn cản một người dân nuôi bò trên đó.

 Việc có thêm người tiêu dùng hàng hóa không làm tăng chi phí xã hội sản xuất ra hàng hóa đó.

Vì không thể ngăn cản người khác tiêu dùng hàng hóa công cộng một khi nó được sản xuất, nên việc sản xuất hàng hóa công cộng thường gặp phải vấn đề “người đi xe không trả tiền” (free rider). Đó là hiện tượng một người không trả tiền nhưng lại tiêu dùng hàng hóa công cộng do người khác trả tiền. Ta hãy lấy ví dụ về trường hợp hai người chung phòng là A và B cùng muốn xem Tivi đặt ở phòng khách. Giả sử họ cùng có 10 triệu và cùng đánh giá lợi ích từ chiếc tivi là 2 triệu, nghĩa là họ sẵn sàng trả 2 triệu để được xem tivi. Mức 2 triệu còn gọi là mức giá dự phòng (reservation price). Giá của một chiếc tivi mới là 3 triệu. Hãy xét ma trận phần thưởng của “trò chơi” giữa hai người chung phòng. A sẽ có lợi ích 2 triệu nếu mua tivi và chi phí bỏ ra là 3 triệu. Như vậy, lợi ích ròng A thu được từ việc mua tivi là – 1 triệu. Nếu A mua tivi thì B sẽ được xem miễn phí vì A không cách nào ngăn B xem khi tivi để chung phòng. Lợi ích của A thu được là 2 triệu. Ngược lại, nếu B mua tivi thì B có lợi ích ròng là -1 triệu, trong khi A được hưởng lợi ích 2 triệu từ việc xem tivi. Nếu cả 2 cùng không mua tivi thì họ có lợi ích bằng không. Nếu cả 2 cùng mua Tivi riêng thì cả 2 đều có lợi ích ròng bằng -1 triệu. Ma trận phần thưởng của “trò chơi” này như sau:

162

A

B

Mua Không mua

Mua -1,-1 -1,2

Không mua 2,-1 0,0

Bảng 5.1

Vậy chiếc lược mà A và B lựa chọn là gì? Rõ ràng, chiến lược thống trị của cả 2 là không mua, bất kể người kia có mua hay không. Kết quả là, sẽ không ai mua tivi và do đó, không ai được hưởng lợi ích từ Tivi. Để có thể mua tivi, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa hai người. Giả sử mỗi người đóng góp 1,5 triệu để mua tivi, khi đó mỗi người sẽ thu được lợi ích 2 triệu từ tivi và phải trả chi phí 1,5 triệu. Lợi ích ròng từ sự hợp tác này là 0,5 triệu cho mỗi người. Trong trường hợp này, cả hai cùng có lợi khi mua tivi hơn là không mua.

Với hàng hóa công cộng, thị trường sẽ không đưa tới một phân bổ hiệu quả. Để minh họa trường hợp tổng quát hơn, chúng ta sử dụng một mô hình cân bằng tổng quát đơn giản với hai người A và B và hai hàng hóa x và y. Y là hàng hóa cá nhân và X là hàng hóa công cộng được sản xuất từ Y. Giả sử ban đầu, A và B chỉ sở hữu hàng hóa cá nhân Y với số lượng Ya và Yb. Họ sẽ tiêu dùng một phần hàng hóa Y và dùng phần còn lại để sản xuất hàng hóa X. Số lượng dùng để sản xuất hàng hóa X lần lượt là s

Một phần của tài liệu giáo trình KINH TẾ HỌC VI MÔ NÂNG CAO (chương trình dành cho cao học) (Trang 160 - 162)