Phântích xu hướng pháttriển của sảnphẩm thay thế

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 37 - 40)

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm khác nhau về tên gọi và thành phần nhưng đem lại cho người tiêu dùng những tính năng, lợi ích tương đương như sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm thay thế đáp ứng cùng chức năng như các sản phẩm của ngành.

Tàu hỏa thay thế cho máy bay, phim ảnh thay thế cho sân khấu... Sự xuất hiện các sản phẩm thay thế có thể dẫn tới nguy cơ giảm giá bán hoặc sụt giảm lợi nhuận của doanh nghiệp vì vậy, doanh nghiệp phải dự báo và phân tích khuynh hướng phát triển của các sản phẩm thay thế gây ra cho doanh nghiệp.

Những sản phẩm thay thế thường là kết quả của việc cải tiến hoặc bùng nổ công nghệ mới. Các doanh nghiệp muốn đạt được lợi thế cạnh tranh phải dành nguồn lực phát triển hoặc áp dụng công nghệ mới vào chiến lược phát triển kinh doanh của mình hoặc tập trung cho chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Xét trên diện rộng, các doanh nghiệp trong một ngành phải cạnh tranh với các doanh nghiệp ở các ngành khác có sản phẩm có thể thay thế các sản phẩm của ngành. Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành bằng cách đặt một ngưỡng tối đa cho mức giá mà các công ty trong ngành có thể kinh doanh có lãi. Điều này thể hiện qua độ co giãn của cầu theo giá chéo. Do các loại hàng có tính thay thế cho nhau nên sẽ dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường. Khi giá của sản phẩm chính tăng thì sẽ khuyến khích xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại. Khả năng lựa chọn giá cả của sản phẩm thay thế càng hấp dẫn thì ngưỡng chặn trên đối với lợi nhuận của ngành càng vững chắc hơn.

Sản phẩm thay thế thường có ưu thế hơn về chất lượng hoặc ưu thế hơn về giá so với sản phẩm của doanh nghiệp. Để giảm sức ép của sản phẩm thay thế doanh nghiệp cần phải có các giải pháp cụ thể như:

Phải luôn chú ý đến khâu đầu tư đổi mới kỹ thuật- công nghệ.

Có các giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế.

Luôn chú ý đến các giải pháp khác biệt hoá sản phẩm.

Trong từng giai đoạn phát triển cụ thể phải biết tìm và rút về phân đoạn thị trường hay thị trường "ngách" phù hợp. Chẳng hạn, truyền thông điện tử đang tăng trưởng nhanh một cách vững chắc hơn thư tín thông thường (truyền thông trên giấy), mặc dù thư tín thông thường vẫn tiếp tục tăng tuyệt đối trong từng thời kỳ xác định. Như vậy, các doanh nghiệp cũng cần tìm ra các thị trường ngách thích hợp một cách hiệu quả cho thư tín thông thường khi doanh số còn đang tăng nhanh hơn là bù đắp doanh thu mất đi bằng chính sản phẩm điện tử thay thế.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP, THẢO LUẬN

Chọn 1 doanh nghiệp có thực:

Câu 1. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô tới hoạt động của doanh nghiệp?

Câu 2. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ngành tới hoạt động của doanh nghiệp?

Câu 3: Xác định các thời cơ và thách thức từ kết quả phân tích câu 1 và câu 2.

BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Nghiên cứu tình huống sau:

NGÂN HÀNG VP BANK

Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) được thành lập ngày 12/8/1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư; cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; cung cấp các hoạt động giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Giá trị cốt lõi của ngân hàng này là:

Kết hợp hài hoà lợi ích khách hàng, nhân viên, cổ đông và cộng đồng là sợi chỉ xuyên suốt mọi hành động

Xây dựng văn hoá ngân hàng theo phương châm tạo dựng 1 tập thể đoàn kết, tương trợ, văn minh, không ngừng học hỏi hoàn thiện; luôn trao đổi thông tin để cùng tiến bộ

Công nghệ tiên tiến và quản trị thông tin có khoa học là cơ sở để tăng tốc và duy trì sức mạnh

Đội ngũ nhân viên luôn minh bạch và có tinh thần trách nhiệm, luôn thể hiện tính chuyên nghiệp và sáng tạo là cơ sở cho thành công của ngân hàng.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG DOANH NGHIỆP MỤC ĐÍCH CHƯƠNG

Sau khi nghiên cứu và học tập chương này, sinh viên cần nắm được: Nhận dạng và đánh giá các nguồnlực/năng lực của doanh nghiệp.

Xác định năng lực lõi của doanhnghiệp thông qua các đặc trưng: cógiá trị, hiếm, khó bắt chước vàkhông thể thay thế.

Vận dụng mô hình chuỗi giá trị đểnhận dạng các hoạt động mang lạigiá trị và xác định lợi thế cạnh tranhcủa doanh nghiệp.

Qua đó xác định được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.

NỘI DUNG CHƯƠNG

3.1. NGUỒN LỰC VÀ NĂNG LỰC CỦA DOANH NGHIỆP3.1.1. Khái niệm và phân loại nguồn lực

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w